ClockThứ Ba, 20/08/2019 15:06

Nhật – Hàn cạnh tranh đầu tư tại thị trường Đông Nam Á

TTH.VN - Trong bối cảnh tranh chấp thương mại gia tăng liên quan đến việc hạn chế xuất khẩu của Nhật Bản đối với Hàn Quốc, hai nước đã tăng cường nỗ lực để đạt được sự ủng hộ từ các nước đang phát triển thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

California chào đón các doanh nghiệp đầu tư từ Việt NamĐức, Hungary kỷ niệm 30 sự kiện Picnic toàn ÂuWHO: Dịch sởi bùng phát kỷ lục kể từ năm 2006Bầu cử Mỹ 2020: Ứng cử viên B. Sanders nhận được ủng hộ cao từ sinh viênAnh đấu thầu hợp đồng vận chuyển thuốc men sau Brexit

Thống kê giá trị đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thị trường Việt Nam của Hàn Quốc và Nhật Bản trong nửa đầu năm 2019. Nguồn: The Korean Times

Theo Cơ quan Xúc tiến đầu tư thương mại Hàn Quốc (KOTRA), Hàn Quốc đã vượt qua Nhật Bản về số lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong nửa đầu năm 2019.

Xếp sau Hong Kong với 5,3 tỷ USD, Hàn Quốc đứng thứ hai với tổng giá trị đầu tư FDI đạt 2,7 tỷ USD vào quốc gia Đông Nam Á này. Nhật Bản đứng thứ ba với 1,9 tỷ USD. Dữ liệu của KOTRA cho thấy các khoản đầu tư của Hàn Quốc tập trung vào các ngành sản xuất, bán lẻ và xây dựng.

Trong năm 2017 và 2018, Nhật Bản đã dẫn đầu trong khi Hàn Quốc chỉ đứng thứ hai về FDI tại Việt Nam.

Tuy nhiên, Nhật Bản vẫn đang có ảnh hưởng tới thị trường ASEAN dựa vào mối quan hệ hợp tác lâu dài của quốc gia này với các nước trong khu vực.

Quốc đảo này cũng là thành viên tích cực của Thỏa thuận Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) - một thỏa thuận thương mại giữa các quốc gia Vành đai Thái Bình Dương có hiệu lực vào năm 2018.

“Những quan ngại về quy định của Nhật Bản đối với hàng xuất khẩu sang Hàn Quốc đã gia tăng ở Việt Nam, Malaysia và Singapore”, Viện Chính sách kinh tế quốc tế Hàn Quốc (KIEP) cho biết trong báo cáo ngày 14 tháng 8 vừa qua.

Để thúc đẩy “Chính sách phương Nam mới” của mình từ năm 2017, Hàn Quốc dự kiến sẽ tham dự các cuộc họp được tổ chức tại Bangkok vào tháng 9 và tháng 11 giữa các quốc gia thành viên ASEAN và Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). Vào cuối tháng 11, thành phố Busan sẽ đăng cai Hội nghị thượng đỉnh đặc biệt Hàn Quốc-ASEAN lần thứ ba và Hội nghị thượng đỉnh Hàn Quốc-Mekong lần đầu tiên.

Anh Tuấn (Lược dịch từ The Korean Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam được thông qua

NDO - Chiều 10/5, tại Trụ sở Liên hợp quốc tại Geneva, Thụy Sĩ, Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam.

Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam được thông qua
Đầu tư hạ tầng cảng biển

Với lợi thế có hơn 128km đường bờ biển cùng hệ thống đầm phá Tam Giang – Cầu Hai lớn nhất khu vực Đông Nam Á, tỉnh đang tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, chú trọng các dự án (DA) đầu tư vào hạ tầng cảng biển, hạ tầng khu công nghiệp đồng bộ, hiện đại gắn với phát triển khu kinh tế, khu công nghiệp, đô thị biển - đầm phá.

Đầu tư hạ tầng cảng biển
Nét nhân văn quân sự đặc sắc của dân tộc Việt Nam

Trong các cuộc chiến tranh giữ nước suốt chiều dài lịch sử dân tộc, cùng với sử dụng sức mạnh quân sự để đánh bại kẻ thù xâm lược, dân tộc Việt Nam đã phát huy cao độ yếu tố chính nghĩa và nhân văn của cuộc chiến tranh đang tiến hành để đánh bại kẻ xâm lược phi nghĩa. Tiếp nối truyền thống đó, trong và sau Chiến dịch Điện Biên Phủ, Đảng, Chính phủ và Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nhất quán chủ trương đối xử khoan hồng, nhân đạo đối với tù, hàng binh.

Nét nhân văn quân sự đặc sắc của dân tộc Việt Nam

TIN MỚI

Return to top