ClockThứ Ba, 29/05/2018 06:44

Sự nóng lên toàn cầu tác động tiêu cực đến tình trạng lúa gạo

TTH - Các nhà khoa học cảnh báo rằng, dưới tác động của sự nóng lên toàn cầu do đốt nhiên liệu hóa thạch làm tăng lượng khí carbon dioxide, gạo sẽ bị mất đi một số protein và vitamin, khiến hàng triệu người có nguy cơ suy dinh dưỡng.

Nóng lên toàn cầu: Đại dương sẽ bị ảnh hưởng trong nhiều thế kỷ

Sự thay đổi có thể trở nên đặc biệt nghiêm trọng ở Đông Nam Á, nơi gạo là một phần quan trọng trong chế độ ăn hàng ngày, theo bài viết trên tạp chí Science Advance.

Nông dân trồng lúa ở Myanmar. Ảnh: AFP

Đồng tác giả Adam Drewnowski, giáo sư dịch tễ học tại Đại học Washington cho biết, "sự nóng lên toàn cầu, biến đổi khí hậu và nhất là khí nhà kính carbon dioxide, có thể ảnh hưởng đến hàm lượng chất dinh dưỡng của nguồn thực vật mà chúng ta ăn vào. Điều này có thể có tác động tiêu cực đối với các nước tiêu thụ gạo, nơi khoảng 70% lượng calo và hầu hết các chất dinh dưỡng lấy từ gạo".

Nghiên cứu cho thấy, sự thiếu hụt protein và vitamin có nguy cơ dẫn đến chậm phát triển, gây dị tật bẩm sinh, tiêu chảy, nhiễm trùng và tử vong sớm. Theo đó, các nước có nguy cơ cao nhất tỏng khu vực là những nước tiêu thụ nhiều gạo nhất và có tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thấp nhất, như Myanmar, Lào và Campuchia.

Những phát hiện này dựa trên các nghiên cứu thực địa tại Nhật Bản và Trung Quốc, mô phỏng lượng CO2 dự kiến ​​trong khí quyển vào nửa sau của thế kỷ này. Trong các thí nghiệm, 18 giống lúa khác nhau được trồng trên các cánh đồng mở, được bao quanh bởi các ống nhựa giải phóng thêm khí CO2. Theo đồng tác giả Kazuhiko Kobayashi, giáo sư tại Đại học Tokyo, thí nghiệm này được thiết kế để cho kết quả chính xác hơn là trồng lúa trong nhà kính.

Giáo sư Kobayashi cho biết, kỹ thuật này cho phép kiểm tra tác động của nồng độ CO2 cao hơn đối với cây trồng trong cùng điều kiện mà người nông dân thực sự sẽ trồng chúng trong vài thập kỷ tới.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng: sắt, kẽm, protein và vitamin B1, B2, B5 và B9, những chất giúp cơ thể chuyển hóa thức ăn thành năng lượng, tất cả đều giảm trong cây lúa được trồng trong điều kiện nồng độ CO2 cao hơn.

Cụ thể, mức độ Vitamin B1 (thiamine) giảm 17,1%, Vitamin B2 (riboflavin) giảm 16,6%, Vitamin B5 (acid pantothenic) giảm 12,7% vàVitamin B9 (folate) giảm đến 30,3%. Báo cáo cũng chỉ rõ, hàm lượng protein trung bình giảm 10,3%, sắt giảm 8% và kẽm giảm 5,1% so với hàm lượng có trong gạo được trồng ở điều kiện CO2 hiện tại.

Những thay đổi này liên quan đến việc nồng độ CO2 cao gây ảnh hưởng đến cấu trúc và tăng trưởng của cây trồng, tăng hàm lượng carbohydrate và giảm protein, khoáng chất.

Tuy nhiên, không phải tất cả các giống lúa đều có giá trị dinh dưỡng như nhau, điều này làm tăng hy vọng những nghiên cứu trong tương lai có thể giúp người nông dân phát triển các giống lúa có khả năng thích ứng tốt hơn với những thay đổi của khí quyển.

Trong một nghiên cứu riêng biệt vào năm ngoái, các nhà nghiên cứu tại Đại học Harvard phát hiện ra rằng sự nóng lên toàn cầu sẽ làm giảm lượng protein trong một số loại thực phẩm chủ yếu, bao gồm gạo, lúa mì, lúa mạch và khoai tây. Điều này đồng nghĩa với việc sẽ có thêm 150 triệu người trên toàn cầu có thể có nguy cơ thiếu protein vào năm 2050.

TỐ QUYÊN

(Lược dịch từ AFP & Indiaenvironmentportal)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giá lương thực toàn cầu dự báo giảm trong năm 2024

Theo dự báo của hãng tư vấn kinh tế Oxford Economics, giá hàng hóa thực phẩm thế giới sẽ ghi nhận sự sụt giảm trong năm nay, làm giảm áp lực lên giá bán lẻ thực phẩm. Động lực chính đằng sau sự sụt giảm này là “nguồn cung dồi dào” đối với nhiều loại cây trồng quan trọng, đặc biệt là lúa mì và ngô.

Giá lương thực toàn cầu dự báo giảm trong năm 2024
175 quốc gia đàm phán về hiệp ước toàn cầu chống ô nhiễm nhựa

Các nhà đàm phán từ 175 quốc gia sẽ nhóm họp từ ngày 23 - 29/4 tại thủ đô Ottawa của Canada để đưa ra một hiệp ước toàn cầu mang tính ràng buộc nhằm chấm dứt vấn đề ô nhiễm nhựa, với nhiều điểm vướng mắc cần được giải quyết, 5 tháng sau khi vòng đàm phán gần đây nhất được tổ chức ở Kenya.

175 quốc gia đàm phán về hiệp ước toàn cầu chống ô nhiễm nhựa
Chi tiêu CNTT toàn cầu dự báo tăng 8% lên 5.060 tỷ USD trong năm 2024

Theo dự báo mới nhất của Công ty Tư vấn và nghiên cứu công nghệ thông tin Gartner, chi tiêu cho ngành công nghệ thông tin (CNTT) trên toàn thế giới trong năm nay dự kiến sẽ đạt tổng cộng 5.060 tỷ USD, tăng 8% so với năm 2023. Con số này cao hơn so với dự báo tăng trưởng 6,8% được đưa ra hồi tháng 1 và đưa chi tiêu CNTT toàn cầu đi đúng hướng để vượt ngưỡng 8.000 tỷ USD trước năm 2030.

Chi tiêu CNTT toàn cầu dự báo tăng 8 lên 5 060 tỷ USD trong năm 2024
Cảnh báo trộm mùa nắng nóng

Dù đã được cảnh báo nhiều lần về các hành vi trộm cắp tài sản mùa nắng nóng, nhưng người dân vẫn chủ quan, thiếu cẩn thận để các đối tượng xấu lợi dụng đột nhập vào nhà thực hiện hành vi phạm tội.

Cảnh báo trộm mùa nắng nóng
Return to top