Thế giới
Cập nhật COVID-19:

Vẫn nên ưu tiên tiêm chủng cho những người chưa được bảo vệ trước tiên

ClockThứ Tư, 15/12/2021 09:40
TTH.VN - Giám đốc Chương trình Y tế Khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Mike Ryan ngày 14/12 nhấn mạnh, việc tiêm các mũi vaccine COVID-19 cần thiết ban đầu cho các nhóm dân chưa được bảo vệ trên toàn thế giới vẫn phải là ưu tiên hàng đầu trước khi cung cấp mũi tiêm tăng cường cho các nhóm dễ bị tổn thương.

Biến thể Omicron lây lan nhanh hơn Delta và làm giảm hiệu quả của vaccineWHO kêu gọi Đông Nam Á cảnh giác trước biến thể OmicronWHO: Tổng số ca tử vong do COVID-19 ở châu Âu có thể vượt quá 2,2 triệu ngườiWHO khuyến cáo tiêm liều vaccine COVID-19 tăng cường cho người bị suy giảm hệ miễn dịchLiên Hiệp quốc kêu gọi 8 tỷ USD để tiêm chủng công bằng 40% dân số thế giới

Các sân bay quốc tế vắng khách do ảnh hưởng của dịch COVID-19 khiến việc đi lại gặp nhiều hạn chế. Ảnh minh họa: Marketplace.org/Báo Nhân dân

Đây là tuyên bố được đưa ra sau khi kết quả của một nghiên cứu lớn ngày 14/12 chỉ ra rằng 2 liều vaccine COVID-19 của Pfizer/BioNTech dường như có hiệu quả bảo vệ lên đến 70% khỏi nguy cơ nhập viện đối với các trường hợp nhiễm COVID-19 ở Nam Phi trong những tuần gần đây, trong bối cảnh Nam Phi đang chứng kiến sự hoành hành của biến thể Omicron mới.

Giám đốc Mike Ryan bày tỏ hi vọng các loại vaccine đang hiện có hiện nay sẽ bảo vệ người dân đáng kể khỏi nguy cơ nhập viện và tử vong, nhưng dữ liệu đưa ra vẫn còn rất sơ bộ và WHO vẫn chưa có đầy đủ thông tin để công bố các quyết định đầy đủ.

Trong một sự kiện trực tuyến, ông Mike Ryan cho biết: “Mọi người luôn hỏi chúng tôi rằng chỉ nên tiêm 2 mũi vaccine chính hay tiêm mũi tiêm tăng cường và sự thật là chúng ta nên làm cả hai. Trong đó chúng ta nên tập trung vào việc ngay lập tức tiêm chủng cho những ai chưa được tiêm chủng và sau đó có thể tiêm các mũi tăng cường cho những người thuộc nhóm dễ bị tổn thương”.

Cũng theo vị giám đốc, biến thể Omicron có thể thay thế Delta trở thành biến thể thống trị toàn cầu trong thời gian tới và chính phủ các nước cần phải một lần nữa tập trung hơn vào các biện pháp bảo vệ cơ bản như đeo khẩu trang và đảm bảo các bệnh viện luôn sẵn sàng làm nhiệm vụ.

Ngay cả khi Omicron chỉ gây ra các triệu chứng nhẹ đối với các bệnh nhân, song khả năng lây nhiễm gia tăng nhanh chóng vẫn sẽ khiến số trường hợp phải nhập viện tăng lên trong những tuần tới.

“Mọi hệ thống y tế vẫn cần phải sẵn sàng. Chúng ta có thể chứng kiến một làn sóng của Omicron rất lớn. Chúng ta cần bảo vệ hệ thống y tế, chúng ta cần bảo vệ những người chúng ta yêu thương”, Giám đốc Chương trình Y tế Khẩn cấp của WHO Mike Ryan nhấn mạnh.

Trong một diễn biến có liên quan, Bộ trưởng Y tế Anh Sajid Javid thông báo rằng nước này sẽ xóa toàn bộ 11 nước ra khỏi “danh sách đỏ” về hạn chế đi lại do nguy cơ cao đối với COVID-19. Quy định mới sẽ có hiệu lực từ ngày 15/12.

Được biết, chính phủ Anh đã thêm các quốc gia Nam Phi vào danh sách đỏ của mình vào cuối tháng 11, có nghĩa là Anh chỉ nhập cảnh đối với công dân hoặc cư dân Anh, những người sau đó sẽ phải cách ly bắt buộc tại khách sạn để ngăn chặn sự lây lan của biến thể Omicron.

Tuy nhiên, hiện tại Anh đã ghi nhận các trường hợp nhiễm biến thể Omicron trong cộng đồng cũng như chứng kiến sự bành trướng của biến thể trên toàn thế giới. Do đó, danh sách đỏ hiện nay trở nên ít hiệu quả hơn trong việc làm chậm lại sự xâm nhập của Omicron từ nước ngoài.

Chính vì vậy, “Trong khi chúng ta sẽ duy trì các biện pháp tạm thời đối với tiến trình đi lại quốc tế, Anh sẽ xóa tất cả 11 quốc gia ra khỏi danh sách đỏ về hạn chế đi lại từ 4h sáng ngày 15/12”, Bộ trưởng Y tế Anh Sajid Yavid thông tin.

Theo quy định mới, Anh yêu cầu tất cả các du khách khi hồi hương, hay nhập cảnh vào Anh phải có kết quả xét nghiệm PCR âm tính hoặc test nhanh âm tính trong tối đa 48h trước khi khởi hành.

Các biện pháp thử nghiệm này sẽ được đánh giá hiệu quả vào tuần đầu tiên của tháng 1/2022.

Được biết, 11 quốc gia được loại khỏi danh sách đỏ về hạn chế đi lại của Anh bao gồm Angola, Botswana, Eswantini, Lesotho, Malawi, Mozambique, Nambia, Nigeria, Nam Phi, Zambia và Zimbabwe.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

COP29: WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu

Ngay trước thềm Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lên tiếng kêu gọi chấm dứt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, đồng thời ủng hộ sự thích ứng và phục hồi lấy con người làm trung tâm.

COP29 

WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu
WHO triển khai chiến lược toàn cầu ứng phó với bệnh sốt xuất huyết

Tin từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết tổ chức này vừa khởi động Kế hoạch chiến lược toàn cầu nhằm chuẩn bị, sẵn sàng và ứng phó với bệnh sốt xuất huyết và các bệnh truyền nhiễm khác gây ra bởi arbovirus (virus lây truyền từ động vật chân đốt, ví dụ như muỗi Aedes).

WHO triển khai chiến lược toàn cầu ứng phó với bệnh sốt xuất huyết
Return to top