Thế giới

WHO: Số ca ung thư sẽ tăng 81% ở các quốc gia nghèo hơn

ClockThứ Ba, 04/02/2020 15:25
TTH.VN - Cơ quan y tế của Liên Hiệp quốc (LHQ) ngày hôm nay (4/2) lên tiếng cảnh báo, các trường hợp mắc ung thư sẽ tăng 81% ở những quốc gia có thu nhập thấp và trung bình đến năm 2040, do thiếu đầu tư vào phòng ngừa và chăm sóc.

Chẩn đoán ung thư cổ tử cung sớm có thể cứu sống hơn 300.000 phụ nữ/nămWHO: 1,4 tỷ người trưởng thành quá lười vận động, gây nguy hiểm cho sức khoẻWHO: Tiến trình giảm sử dụng thuốc lá trên toàn cầu vẫn còn chậmLHQ khẳng định tầm quan trọng của chẩn đoán ung thư sớm

Ảnh minh hoạ: Reuters

Trong một báo cáo, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có trụ sở tại thành phố Geneva, Thụy Sĩ cho biết, những quốc gia này tập trung nguồn lực hạn chế của họ vào việc chống lại các căn bệnh truyền nhiễm và cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ em, thay vì chống ung thư.

Báo cáo nói thêm, những quốc gia này cũng thường có tỷ lệ tử vong do ung thư cao nhất.

"Đây là một lời cảnh tỉnh cho tất cả chúng ta, để giải quyết sự bất bình đẳng không thể chấp nhận ở các quốc gia giàu và nghèo", ông Ren Minghui, trợ lý của Tổng giám đốc WHO nhấn mạnh.

"Nếu mọi người có khả năng tiếp cận các hệ thống chăm sóc và giới thiệu cơ bản thì ung thư có thể được phát hiện sớm, điều trị hiệu quả và chữa khỏi. Ung thư không phải là bản án tử hình cho bất cứ ai, ở bất cứ đâu", ông Ren Minghui nói thêm.

Báo cáo của WHO được công bố vào Ngày Ung thư Thế giới (4/2) cho biết, một khoản đầu tư trị giá 25 tỷ USD trong thập kỷ tới sẽ có thể cứu được 7 triệu người khỏi bệnh ung thư.

Trong một động thái liên quan, ông Andre Ilbawi, thuộc bộ phận quản lý các bệnh không lây nhiễm của WHO lưu ý: "Kiểm soát ung thư không cần phải tốn kém".

Báo cáo hàng năm cho thấy, tổng số các trường hợp mắc ung thư trên thế giới sẽ tăng 60% đến năm 2040, việc sử dụng thuốc lá là nguyên nhân gây ra 25% ca tử vong do ung thư.

Bà Elisabete Weiderpass, Giám đốc Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế cho hay, điều trị ung thư tốt hơn ở các quốc gia có thu nhập cao đã giúp làm giảm 20% tỷ lệ tử vong trong giai đoạn 2000-2015. Tuy nhiên, ở những quốc gia nghèo hơn, mức giảm này chỉ đạt 5%.

"Mọi người cần được hưởng lợi như nhau", bà Elisabete Weiderpass khẳng định.

Theo báo cáo nói trên, cứ 5 người thì có 1 người trên toàn thế giới sẽ phải đối mặt với chẩn đoán ung thư trong cuộc đời. "Đây là một gánh nặng toàn cầu", ông Ren Minghui lưu ý thêm.

Thanh Ngân (Lược dịch từ AFP)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tổ chức Y tế thế giới (WHO):
Cần khẩn trương nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đối với NTD và sốt rét

Nhóm đặc nhiệm của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về biến đổi khí hậu, các bệnh nhiệt đới bị lãng quên (NTD) và sốt rét vừa hợp tác với Diễn đàn Reaching the Last Mile (RLM) công bố một đánh giá trên hơn 42.690 nghiên cứu cho thấy, vẫn chưa có sự hiểu biết đầy đủ về tác động thực tế và tiềm ẩn của những thay đổi của các hình thái khí hậu đối với bệnh sốt rét và NTD.

Cần khẩn trương nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đối với NTD và sốt rét
WHO phê duyệt vaccine sốt xuất huyết thứ hai, mở rộng khả năng tiếp cận toàn cầu

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố vừa phê duyệt loại vaccine thứ 2 ngừa sốt xuất huyết, một động thái có thể bảo vệ hàng triệu người trên toàn thế giới chống lại căn bệnh do muỗi truyền vốn đang lây lan khắp châu Á, châu Phi, châu Mỹ, và lan sang cả các khu vực trước đây chưa từng bị ảnh hưởng.

WHO phê duyệt vaccine sốt xuất huyết thứ hai, mở rộng khả năng tiếp cận toàn cầu
Tổ chức Y tế thế giới (WHO): Dữ liệu ban đầu về “miếng dán” vắc-xin cho thấy hứa hẹn trong cuộc chiến chống bệnh sởi

Có ít người thích tiêm vắc-xin; và đối với các phụ huynh có con nhỏ, họ thậm chí còn ít thích chúng hơn khi đến thời điểm các con phải đi tiêm vắc-xin. Tuy nhiên hiện nay, có thể có một giải pháp thay thế dễ dàng hơn dưới dạng miếng dán, có thể dán lên da một cách đơn giản.

Tổ chức Y tế thế giới WHO  Dữ liệu ban đầu về “miếng dán” vắc-xin cho thấy hứa hẹn trong cuộc chiến chống bệnh sởi
Return to top