ClockThứ Ba, 01/09/2020 06:45

Thêm cơ hội thu hút đầu tư tại chỗ

TTH - Thừa Thiên Huế ngày càng “được lòng” các doanh nghiệp (DN) bởi chính sách thu hút đầu tư hấp dẫn, môi trường đầu tư thông thoáng, lành mạnh, an toàn và nhất là sự đồng hành của hệ thống chính trị trong tháo gỡ khó khăn trong từng dự án (DA).

Thu hút đầu tư FDI tại chỗƯu tiên dự án ứng dụng công nghệ cao

Thu hút doanh nghiệp FDI là mục tiêu quan trọng

Dấu ấn

2019 được xem là năm đặt dấu ấn trong hoạt động thu hút đầu tư khi nhiều DA lớn bắt đầu “đổ bộ” vào Huế, với 39 DA được cấp phép, tổng mức đầu tư  22.156 tỷ đồng, gấp 2,2 lần so với kế hoạch đề ra. Hoạt động xúc tiến đầu tư diễn ra sôi nổi, đã thu hút được nhiều nhà đầu tư lớn vào nghiên cứu cơ hội đầu tư trên địa bàn tỉnh như: Vin Group, Sun Group, Công ty CP SOVICO, Công ty CP Tập đoàn FLC…

Đây cũng là năm đầu tiên ngành nông nghiệp, một ngành được xem là khó thu hút tại hội nghị xúc tiến đầu tư có nhiều nhà đầu tư lớn tham gia. Cũng tại hội nghị này, 3 DA nông nghiệp lớn được trao chứng nhận đầu tư. Tỉnh cũng tiến hành ký biên bản hợp tác đầu tư mở rộng sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ với Công ty CP Tập đoàn Quế Lâm. Hiện, các DA đều đang trong quá trình triển khai. Riêng DA trang trại 4F của Tập đoàn Quế Lâm đã chính thức đưa vào hoạt động.

Năm 2020, dịch COVID-19 bùng phát khiến hoạt động thu hút đầu tư khó khăn hơn. Các hoạt động xúc tiến đầu tư gần như ngưng trệ. Các đối tác lớn đến từ các nước như: Nhật Bản, Hàn Quốc… không có điều kiện để tới Huế tìm hiểu tiềm năng bởi lệnh giãn cách xã hội, các đường bay quốc tế tạm ngưng phục vụ.

Mặc dù vậy, đến tháng 7/2020, tỉnh cũng đã cấp quyết định chủ trương đầu tư cho 13 DA đầu tư mới, với tổng vốn đăng ký khoảng 4.598 tỷ đồng; 5 DA vốn đầu tư nước ngoài đăng ký mới với vốn đăng ký 18,5 triệu USD. Trong đó nhiều DA lớn như DA Tổ hợp Nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô của Công ty CP Công nghiệp chế tạo ô tô Bách Việt với mức đầu tư 2.655 tỷ đồng; DA vận tải hàng không lữ hành Việt Nam (Vietravel Airlines) đã được Thủ tướng phê duyệt với tổng mức đầu tư 700 tỷ đồng. Đây cũng được xem là dấu hiệu tích cực trong tình hình dịch bệnh như hiện nay.

Thích nghi

Theo lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư, dịch COVID-19 khiến hoạt động đầu tư bị tác động, nhất là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Các nhà đầu tư mới sẽ do dự hơn khi ra các quyết định đầu tư mới, các DA đã và đang đầu tư, nhà đầu tư cũng sẽ hạn chế bung tiền hoặc chỉ đầu tư cầm chừng nhằm hạn chế thiệt hại.

Các Hiệp định Thương mại tự do mới chính thức có hiệu lực cũng mở ra nhiều cơ hội trong thu hút vốn đầu tư FDI của địa phương. Các phương án xúc tiến đầu tư đã đề xuất trước đó phải điều chỉnh để phù hợp với tình hình thực tế, đón đầu làn sóng đầu tư mới.

Công tác xúc tiến đầu tư tại chỗ được chú trọng thông qua việc thường xuyên gặp mặt, đối thoại DN, kịp thời tháo gỡ các khó khăn vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ cho nhà đầu tư triển khai DA và hoạt động sản xuất, kinh doanh có hiệu quả. Tỉnh tiếp tục hỗ trợ và giải quyết thủ tục đầu tư cho các DA đang xúc tiến để sớm cấp quyết định chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đầu tư trong năm 2020.

Theo Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Đại Vui, “chăm sóc” tốt các nhà đầu tư hiện tại, nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư theo hướng hoàn thiện cơ sở hạ tầng, nâng cao trách nhiệm của cán bộ, công chức, tạo môi trường kinh doanh công khai, minh bạch là cách xúc tiến đầu tư hiệu quả cao nhất với chi phí thấp nhất, phù hợp nhất trong tình hình hiện nay.

Theo đó, tỉnh sẽ hỗ trợ thủ tục để đẩy nhanh tiến độ khởi công đã cấp phép đầu tư cho các DA mới. Đẩy mạnh hỗ trợ thủ tục cho các DA phát triển sản xuất, trong đó chú trọng các dự án lớn, tạo giá trị gia tăng, nguồn thu ngân sách có tác động lớn đến tình hình KT-XH của tỉnh. Cùng với đó, công tác rà soát các DA chậm tiến độ để có phương án thu hồi, xử lý dứt điểm các DA chậm tiến độ cũng được chú trọng.

Ông Nguyễn Đại Vui thông tin, với mục tiêu cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh hướng đến môi trường thân thiện, an toàn, công khai minh bạch; tạo điều kiện và hỗ trợ tối đa cho cộng đồng DN. Thời gian qua, công tác cải cách hành chính luôn được xác định là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt và có những bước tiến quan trọng. Nhờ đó, điểm số PCI của tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2019 tăng 2.99 điểm (từ 63,51 lên 66,5 điểm); xếp hạng năng lực cạnh tranh của tỉnh đứng thứ 20/63 tỉnh, thành, tăng 10 bậc so với năm 2018 và nằm vị trí thứ 4 của “nhóm khá”. Nhờ đó, môi trường thu hút đầu tư được cải thiện đáng kể.

Song song với việc kêu gọi nhà đầu tư từ bên ngoài là việc chuẩn bị sẵn sàng mọi điều kiện từ bên trong cũng được quan tâm hơn. Các thông tin, điều kiện sẵn sàng để kêu gọi vào lĩnh vực ưu tiên như: sản xuất nông nghiệp, công nghiệp; du lịch – dịch vụ, thương mại; công nghiệp công nghệ thông tin… đều được chuẩn bị kỹ lưỡng. Đến nay, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã xây dựng thông tin gần 200 D, trong đó có 16 DA được công bố thông tin chi tiết sẵn sàng kêu gọi đầu tư.

Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ DN đã chủ động hỗ trợ nhà đầu tư trong xử lý các công việc liên quan, làm đầu mối hỗ trợ nhà đầu tư làm việc với các địa phương để đảm bảo tiến độ nghiên cứu đầu tư DA.

Bài, ảnh: HOÀNG LOAN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đầu tư cho huyện nghèo A Lưới và 7 xã đặc biệt khó khăn

Để thực hiện thành công mục tiêu đến năm 2025, Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo tinh thần Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị, một trong các chỉ tiêu cần đạt được đến năm 2025 là tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều toàn tỉnh giảm còn 1,84%. Để đạt tỷ lệ này, tỉnh ưu tiên tập trung nguồn lực giảm nghèo cho huyện nghèo A Lưới và 7 xã đặc biệt khó khăn.

Đầu tư cho huyện nghèo A Lưới và 7 xã đặc biệt khó khăn
Khi doanh nghiệp là ngôi nhà thứ hai

Ngoài nâng cao chế độ lương, thưởng, nhiều doanh nghiệp (DN) đã quan tâm hơn đến việc cải thiện môi trường làm việc và xây dựng các công trình phúc lợi giúp người lao động (NLĐ) yên tâm cống hiến, gắn bó lâu dài với DN.

Khi doanh nghiệp là ngôi nhà thứ hai
TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN:
Để không có vùng trắng tín dụng

Tăng khả năng tiếp cận tín dụng nói riêng và các dịch vụ tài chính nói chung sẽ góp phần nâng cao năng lực của toàn xã hội, nhất là người yếu thế.

Để không có vùng trắng tín dụng
Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển

Với nhiều hoạt động, giải pháp thiết thực, hoạt động đối ngoại của Thừa Thiên Huế góp phần quảng bá, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh địa phương, phục vụ đắc lực sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), củng cố quốc phòng - an ninh và nâng cao vị thế, hình ảnh Cố đô Huế trên trường quốc tế.

Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển

TIN MỚI

Return to top