Giáo dục Góc HS-SV
Thiện nguyện gắn kết với học tập
TTH - Những năm qua, hoạt động của các câu lạc bộ (CLB), đội nhóm trong các trường đại học (ĐH) giúp sinh viên phát triển kỹ năng mềm. Vừa làm thiện nguyện, một số tổ chức tận dụng môi trường này để thực tập nghề. Điển hình là CLB Thiện Nguyện (Khoa Tâm lý Giáo dục – Trường ĐH Sư phạm Huế).
Không chỉ là thiện nguyện
7 giờ 30 phút, các thành viên CLB Thiện Nguyện bắt đầu tập trung để triển khai hoạt động thu gom ve chai. Họ đến “gõ cửa” từng nhà để xin chai lọ, lon bia và các vật dụng đồng nát. Niềm nở giới thiệu với từng vị chủ nhà, có người nhiệt tình ủng hộ, nhưng cũng không ít trường hợp nghi ngờ. Nguyễn Quyền, Phó Chủ nhiệm CLB mỉm cười: “Người ta cằn nhằn đã quá quen thuộc”.
Hơn hai năm nay (kể từ ngày thành lập), ngoài các hoạt động bán móc khóa, bánh Trung thu (mùa Trung thu), bán hoa (các dịp lễ)… thu gom ve chai là nguồn thu chính của CLB. Trần Thị Minh Tiển, Chủ nhiệm CLB Thiện Nguyện cho biết, ngoài tâm lý giáo dục, sinh viên trong khoa còn được học tâm lý xã hội. Trong môi trường thiện nguyện thật giả lẫn lộn, người làm tình nguyện phải đối mặt với không ít tình huống dở khóc, dở cười. Khó khăn trở thành thử thách của người làm thiện nguyện và với sinh viên khoa tâm lý và đó là một môi trường để học.
Quá trình trực tiếp đến với các hoàn cảnh khó khăn cũng là cơ hội để các thành viên thực hành những kiến thức mình được học. Xác định mục tiêu chương trình có thể nhỏ nhưng phải ý nghĩa, CLB đã khảo sát, tìm đến nhiều hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong phạm vi tỉnh, đồng thời tổ chức nhiều hoạt động như Tết Trung thu, thăm hỏi động viên những người có hoàn cảnh khó khăn, tổ chức các chương trình ở làng trẻ SOS, các trung tâm khuyết tật… Đây là những nhóm đối tượng dễ mặc cảm, tổn thương, do vậy tâm lý chính là món quà tinh thần đầy ý nghĩa. “Em tham gia câu lạc bộ từ năm học thứ nhất. Đi làm thiện nguyện tại nhiều điểm, tiếp xúc với nhiều đối tượng đó như là một cách thực tế hóa kiến thức được học ở giảng đường. Có những chuyện tụi em gặp trong lúc làm thiện nguyện, sau được thầy cô giảng thì hiểu rất nhanh. Những bạn sinh viên năm 1, 2 được xem như một cơ hội thực tập sớm”, Võ Thị Hương Mơ, thành viên CLB Thiện Nguyện nói.
Cần phát huy
Những năm qua, trong một số hội thảo, vấn đề kỹ năng mềm, thực hành nghề nghiệp của sinh viên là vấn đề được nhiều người nói đến, nhất là các đơn vị đang tuyển nguồn nhân lực.
Ở Huế, mỗi trường đại học có hàng chục CLB, đội, nhóm khác nhau, trong đó có không ít tổ chức hướng đến hoạt động thiện nguyện. Khi thành lập, mục tiêu ban đầu của nhiều tổ chức là giúp đỡ các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, sau đó là phát triển kỹ năng cho sinh viên. Song có một số CLB, đội nhóm còn lúng túng trong việc giúp sinh viên phát triển những kỹ năng cần thiết, nhất là liên hệ, vận dụng thực tế đến ngành học.
Cái khó lớn nhất là nhiều CLB, đội nhóm thu hút thành viên từ nhiều khoa, ngành, do vậy trong các buổi sinh hoạt, ngoài chuyện lên kế hoạch cho các hoạt động thiện nguyện, thì những bài học rút ra được chỉ là một số kỹ năng thông thường. Chưa kể đến chuyện, nhiều thành viên tham gia với tính chất phong trào.
Chủ nhiệm CLB Thiện Nguyện Trần Thị Minh Tiển cho rằng, hoạt đông thiện nguyện gắn kết với học tập rất hiệu quả. Sau hơn hai năm thành lập, nhiều thành viên từ chỗ rụt rè nay đã mạnh dạn hơn, họ biết cách ứng dụng ngành học của ra giao tiếp ngoài xã hội. Đây là một thành công lớn và điều này nhiều CLB khác có thể làm được.
Hiện nay, các CLB, đội, nhóm đang hoạt động đều có sự hướng dẫn của Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên các trường, ngoài ra vai trò lớn hơn là Hội Sinh viên ĐH Huế. Để hoạt động này phát huy hiệu quả, các đơn vị cần định hướng những chiến lược, cách làm lâu dài để thiện nguyện còn là một môi trường để thực tập, như mô hình của CLB Thiện Nguyện.
Lê Hữu Phúc
- Trường ĐH Khoa học trao bằng cho 88 tân tiến sĩ, thạc sĩ (20/05)
- Sách giáo khoa chương trình mới: Linh hoạt trong sử dụng ngữ liệu (20/05)
- Vỏ bọc bằng cấp (19/05)
- “Biết rồi nói mãi”, chuyện tuyển dụng & thuyên chuyển giáo viên - Kỳ 1: Khung cửa hẹp & những bất ngờ (19/05)
- Hơn 90% đoàn viên Trường ĐH Sư phạm xếp loại rèn luyện xuất sắc và tốt (18/05)
- Không để các em ngại nói tiếng Việt (18/05)
- Giáo dục phổ thông mới ở A Lưới (18/05)
- Linh hoạt, thích ứng (17/05)
-
Giáo dục phổ thông mới ở A Lưới
- Cha mẹ phải là chỗ dựa tinh thần tin cậy cho con
- Xét tuyển học bạ năm 2022: Lưu ý về chỉ tiêu, điều kiện xét tuyển
- Sẵn sàng phương án trước những thay đổi về tuyển sinh
- Tái khởi động các sân chơi kỹ năng
- Giáo dục thể chất trong trường học: Không thể xem nhẹ
- Cần tìm hướng đi mới trong tuyển sinh ngành nghệ thuật, du lịch
- Đội tuyển toán có 100% học sinh đoạt giải quốc gia
- Hướng dẫn đặc biệt của Bộ GD&ĐT trước giờ 'G' đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT 2022
- Ưu tiên nguồn lực xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia
-
Kiểm định chất lượng 2 chương trình đào tạo của Trường ĐH Kinh tế
- Cha mẹ phải là chỗ dựa tinh thần tin cậy cho con
- Gốm nhẹ không nung từ trấu và vỏ hàu
- Kiến thức giấy
- Tháo gỡ khó khăn trong triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới
- Linh hoạt, thích ứng
- Tuổi trẻ Trường đại học Nông Lâm chú trọng học tập và làm theo lời Bác
- Triển khai Chương trình mới lớp 3, 7 và 10: Mới nhưng không bỡ ngỡ
- Trường đại học Sư phạm triển khai tốt công tác bồi dưỡng giáo viên
- Nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên công nghệ thông tin