ClockThứ Ba, 09/04/2019 09:38

Thủ tướng Anh tìm kiếm ủng hộ trước Thượng đỉnh EU về Brexit

Trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh bất thường của Liên minh châu Âu về Brexit tại Brussels vào ngày 10/4, Thủ tướng Anh tiếp tục tìm kiếm sự ủng hộ từ các cường quốc hàng đầu EU.

Pháp tuyên bố đã đến lúc chấm dứt cuộc khủng hoảng BrexitWTO: Brexit không thỏa thuận gây tổn thất lớn cho một số lĩnh vựcEU thông qua dự luật miễn thị thực ngắn hạn cho công dân AnhBrexit khiến Anh tiêu tốn 600 triệu Bảng/tuầnAnh: 6 triệu chữ ký kiến nghị Chính phủ rút lại Điều khoản 50 Brexit

Theo kế hoạch, bà Theresa May sẽ có cuộc gặp với nữ Thủ tướng Đức Angela Merkel vào sáng thứ Ba ngày 9/4, theo giờ địa phương tại thủ đô Berlin (Đức). Tiếp đến bà May sẽ bay sang Pháp và dự kiến hội đàm với Tổng thống Pháp, Emmanuel Macron vào 18h giờ chiều tại Paris.

Mục đích chính của chuyến đi của bà May là thuyết phục hai cường quốc hàng đầu EU ủng hộ đề nghị mới đây của bà May về việc tạm hoãn Brexit đến ngày 30/6/2019, thay vì cột mốc 12/4, nhằm có thêm thời gian tìm kiếm giải pháp thoát khỏi thế bế tắc toàn diện hiện nay về Brexit.
Thủ tướng Anh Theresa May. Ảnh: The Independent

Theo giới quan sát, cuộc gặp tại Berlin giữa bà May với nữ Thủ tướng Đức Angela Merkel sẽ không có nhiều trở ngại do phía Đức luôn ngỏ ý sẵn sàng đồng ý cho Vương quốc Anh gia hạn thêm Brexit. Trong tối ngày 8/4, người phát ngôn của Thủ tướng Đức Steffen Seibert cũng tuyên bố cả châu Âu và Anh đều có lí lẽ cần thiết để đối thoại với nhau trong thời điểm khó khăn hiện nay.

Trong khi đó, chuyến đi đến Paris được xem là sẽ khó khăn hơn. Các quan chức Pháp hiện vẫn chưa bày tỏ rõ ràng việc ủng hộ hay phản đối Anh gia hạn Brexit đến ngày 30/6. Cuối tuần qua Ngoại trưởng Pháp, Jean-Yves Le Drian vẫn giữ quan điểm cứng rắn khi tuyên bố sẽ chỉ đồng ý gia hạn Brexit nếu bà May đưa ra được một kế hoạch đáng tin cậy và được ủng hộ một cách rõ ràng về mặt chính trị trong nội bộ nước Anh.

Phía châu Âu hiện vẫn đang chuẩn bị cho phương án Brexit tạm hoãn 1 năm, nhưng có thể chấm dứt bất cứ thời điểm nào nếu Hạ viện Anh phê chuẩn thoả thuận Brexit. Trong ngày 8/4, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk cho biết ông sẽ trình bày phương án này tại Thượng đỉnh châu Âu.

Trong lúc này tại Anh, các cuộc đàm phán giữa chính phủ Anh và Công đảng đối lập về việc tìm giải pháp trung hoà vẫn chưa có tiến triển do hai bên chưa chịu đưa ra nhượng bộ. Cùng lúc, Hạ viện Anh cũng đã phải xếp ngày 23/5 tới là ngày bầu cử châu Âu tại Anh để đề phòng trường hợp nước Anh buộc phải tổ chức cuộc bầu cử này.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

EU và Philippines nối lại đàm phán thương mại

Liên minh châu Âu (EU) và Philippines ngày 18/3 cho biết, họ sẽ nối lại các cuộc đàm phán về một hiệp định thương mại tự do, trong bối cảnh EU tìm cách nắm bắt tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh hơn của khu vực châu Á và tiếp cận các nguyên liệu thô quan trọng.

EU và Philippines nối lại đàm phán thương mại
NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN CHÂU Á (ADB):
Hội nhập kinh tế tại châu Á - Thái Bình Dương “xếp hạng gần” với EU

Trong một thế giới mà các khoảng cách ngày càng thu hẹp, khu vực châu Á - Thái Bình Dương là minh chứng cho sức mạnh của hội nhập kinh tế và xã hội. Hội nhập kinh tế ở khu vực này "hiện đang được xếp hạng gần" với Liên minh châu Âu (EU) về chuỗi giá trị khu vực và hội nhập xã hội, theo một báo cáo do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố ngày 26/2.

Hội nhập kinh tế tại châu Á - Thái Bình Dương “xếp hạng gần” với EU
Cuộc khủng hoảng Biển Đỏ: Các nhà bán lẻ yêu cầu EU hành động nhiều hơn

Tổ chức thương mại đại diện cho các doanh nghiệp bán sỉ và bán lẻ trên toàn Liên minh châu Âu (EuroCommerce) vừa lên tiếng kêu gọi các tổ chức và quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu (EU) giải quyết cuộc khủng hoảng Biển Đỏ đã làm gián đoạn hoạt động thương mại. Đồng thời, trong một lá thư gửi đến Bộ trưởng Ngoại giao Bỉ, EuroCommerce cho biết, cuộc khủng hoảng này đã gây ra “những tác động to lớn” đến các doanh nghiệp.

Cuộc khủng hoảng Biển Đỏ Các nhà bán lẻ yêu cầu EU hành động nhiều hơn
Return to top