Quẩn quanh chuyện ăn

Quẩn quanh chuyện ăn

(TTH) - Những thông tin cụ thể, chi tiết và chính xác mà công luận được tiếp nhận gần đây, và với mật độ ngày một dày hơn trên các kênh thông tin truyền thông, mạng xã hội lại một lần nữa đặt ra một câu hỏi nghi ngại. Nó không chỉ dừng lại ở chúng ta đang ăn gì, như thế nào mà là trong những thứ mà chúng ta đang ăn mỗi ngày, có bao nhiêu thực phẩm - cả lương thực nữa - là an toàn?      
Ăn cũng phải học

(TTH) - Không hiểu sao cứ mỗi lần đọc lại câu tục ngữ “Học ăn, học nói, học gói, học mở”, tôi lại mường tượng nhớ về hình ảnh lọn nem ở Huế mình. Gói kỹ đến thế là cùng, tận mấy lớp lá chuối. Cái lọn nem to bự chang, vậy mà lột hết lớp lá bọc bên ngoài, còn lại chỉ là lát nem bé xíu. Dạo nhỏ, tôi ghét cay, ghét đắng cái kiểu gói nem đó. Sau này lớn lên mới hiểu, thì ra đó là cách bảo vệ nem bên trong. Hơn thế, theo suy luận của tôi, đó còn là cách dạy con người chuyện ăn uống. Cứ nhìn cách mấy mệ Huế lột nem mới thấy, nó tăn măn, tỉ mỉ đến vô cùng. Phải từ từ mà lột, mà bóc. Lá chuối cả đống kia bóc ra, phải để cho khéo, chớ có vứt tung, khó ngó lắm. Rồi cả cách ăn lát nem bé xíu kia nữa, chớ cho nhồm nhoàm mà phải từ tốn, nhẹ nhàng. Ăn cũng là văn hóa, phải biết cách ứng xử, không rõ thì xem người ta mà bắt chước, mà học theo.

Ăn cũng phải học
Bất ngờ với Truồi

(TTH) - Lần đầu tiên tôi nghe nhắc đến Truồi là từ mạ tôi. Buôn bán lẹc xẹc, mạ thường hay lên về chợ Truồi. Tôi tò mò, mạ bảo từ nhà mình (ở làng Dạ Lê) về chợ Phù Lương, qua chợ Phù Bài và lại qua luôn Nong là tới chợ Truồi, nằm nơi sông Truồi, sát chiếc cầu Truồi. Rồi mạ ngân nga: “Núi Truồi ai đắp mà cao…”. Ở tuổi lên năm, tôi nghe và mường tượng. Ờ hí, cũng có nhiều địa danh ở Huế được dùng phổ biến trong cuộc sống nhưng phong phú và đa dạng thì Truồi vẫn là nhất. Ví như, cùng nằm trên con lộ 1A, cách không xa chợ Truồi còn có cầu Truồi, ga Truồi và cả cái đồn Truồi nữa (của Pháp rồi sau đó là của Mỹ), chứng tích còn lại của chiến tranh. Rồi nữa, đã đi vào tâm hồn bao thế hệ là chè Truồi, dâu Truồi… những thứ đặc sản còn lại của một thời đã qua.

Bất ngờ với Truồi
“Trứng vàng” không dễ

(TTH) - Tưởng như không liên quan nhưng việc xe ben chở cát sạn chạy ầm ầm, tung bụi mù mịt trên các tuyến đường dẫn đến các điểm tham quan nổi tiếng của Huế lại ảnh hưởng không ít đến du lịch.

“Trứng vàng” không dễ
Thị phần còn trống

(TTH) - Du lịch khám chữa bệnh đã trở thành một thị trường phát triển trên thế giới. Ở châu Á, thông tin từ Công ty Kiểm toán Deloitte cho thấy, đây là thị trường có mức doanh thu đến 4 tỷ USD/năm, mức tăng trưởng từ 20%-30%/năm. Với người dân Việt Nam, thuật ngữ du lịch khám chữa bệnh không còn là cụm từ mới mẻ nữa.

Thị phần còn trống
Cải cách hóa đơn

(TTH) - Hóa đơn giá trị gia tăng - hóa đơn VAT còn gọi hóa đơn tài chính hay “hóa đơn đỏ” là hóa đơn chính thức do Bộ Tài chính ban hành áp dụng cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh. Xung quanh việc mua bán loại hóa đơn này là một câu chuyện dài từ nhiều năm qua. Mới đây, Nghị định 04 sửa đổi một số điều Nghị định 51 của Chính phủ và Thông tư 64 của Bộ Tài chính hướng dẫn về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được xem là một bước cải cách hóa đơn.

Cải cách hóa đơn
Thế núi & tên gọi

(TTH) - Núi Kim Phụng nằm ở địa phận xã Hương Thọ (Hương Trà) được xem là ngọn núi cao nhất Cố đô, đến tận 432 mét. Tương truyền, trên núi có giếng nước rất trong. Đỉnh núi có tượng Phật nhỏ và tượng thần núi. Không khí trong lành, mát rượi. Từ đỉnh núi cao này, nhìn thấy bao quát cả thành phố Huế kề cận bên dòng sông Hương quanh co.

Thế núi  tên gọi
Không yên với thực phẩm bẩn

(TTH) - Người tiêu dùng lại thêm một phen giật bắn khi mới đây, báo Tuổi Trẻ công bố một phóng sự điều tra cho hay, tại các chợ đầu mối lớn ở T.P Hồ Chí Minh, mỗi ngày, có hàng trăm tấn trái cây Trung Quốc được “phù phép” thành trái cây Mỹ.

Không yên với thực phẩm bẩn
Khi việc ai nấy làm

(TTH) - Thiếu một cách ứng xử đúng đắn với truyền thống, với làng nghề; thiếu sự bắt tay dài lâu và thiếu một chiến lược để gắn kết mỹ thuật với làng nghề là câu chuyện được nhiều nhà quản lý, họa sĩ – nhà thiết kế và nhà giáo bàn đến trên diễn đàn Thừa Thiên Huế cuối tuần cách đây chưa lâu. Tuy nhiên, bên cạnh những vấn đề đã được đặt ra, cả những vấn đề có thể còn chưa được đề cập tới, có lẽ ở đây còn có một vấn đề mấu chốt khác - sự co cụm, thiếu sự phối hợp và hỗ trợ lẫn nhau giữa các làng nghề nói chung và các nghệ nhân nói riêng.

Khi việc ai nấy làm
Tên của một thời

(TTH) - Bên cạnh tên gọi như hiện nay, xã Thủy Phương còn có một tên nữa là Mỹ Thủy. Đọc lại lịch sử của Đảng bộ xã, được biết vào tháng 12/1948, do nhu cầu của cuộc kháng chiến trên một khu vực rộng lớn, thực hiện chủ trương của cấp trên, Ủy ban Hành chính huyện Hương Thủy quyết định nhập hai xã Dã Lê Thủy và Lam Thủy (tức Thủy Phương) thành một xã dưới tên gọi Mỹ Thủy. Nó không phải là ngoại lệ mà nằm chung trong cả một hệ thống, ví như bên dưới xã Thủy Châu là Thần Thủy, hay ở phía trên Thủy Dương cùng Thủy Thanh gọi là Hồng Thủy.

Tên của một thời
Bờ phải mạnh

(TTH) - Hai mươi âu thuyền hiện có trên toàn tỉnh chỉ đáp ứng được việc trú bão cho hơn một nửa trong tổng số 2.000 tàu thuyền đánh cá. Đó là một trong những mối lo của ngư dân trước mỗi mùa mưa bão.

Bờ phải mạnh
Lấy tiền bằng nụ cười

(TTH) - Lâu nay khách du lịch đến Huế, và cũng là ở nhiều nơi khác nữa, không vui xung quanh chuyện chụp hình kỷ niệm ở các điểm tham quan du lịch. Ai đời, vui như chụp ảnh mà lại rách việc và phiền toái đến thế khi nhiều cô chú phó nháy kè kè chiếc máy ảnh bên người cứ chào mời mãi chuyện làm một pô hình kỷ niệm. Mời mọc mãi lắm lúc cũng xiêu lòng, nhưng rồi khi trả tiền để nhận ảnh thì lại ôi thôi, đắng thè cả lưỡi. Vấn nạn chụp hình lưu niệm kia, cứ nói hoài nói mãi, mà rồi xem chừng đâu lại vẫn yên rứa.

Lấy tiền bằng nụ cười
Thuyền đi, mong muốn theo đi

(TTH) - Nối với đầm phá Cầu Hai, có rất nhiều nhánh sông nhỏ và điều cơ bản hơn, sông Hương còn là tuyến giao thông đường thủy quan trọng nối với nhiều địa chỉ văn hóa, nhiều điểm di tích, danh lam thắng cảnh của Huế. Những góc nhìn từ sông bao giờ cũng mang đến cho du khách xúc cảm mềm từ sự trong xanh của con nước; những bờ cỏ, bờ cây hiền hòa vừa được sự chăm chút của con người, lại vừa như là sự gần gũi, thân thiện mà thiên nhiên trao tặng. Rồi những làng xóm bình yên, những con đường yên ả; cái mát rượi của gió...

Thuyền đi, mong muốn theo đi
Mơ ước từ làng nghề

(TTH) - 148 tỷ đồng là số tiền sẽ được đầu tư cho một trung tâm làng nghề rộng hơn 10 héc-ta đặt tại phường Thủy Xuân, cách trung tâm T.P Huế 4km.

Mơ ước từ làng nghề
Lãi suất “lùn”

(TTH) - Gần đây, thị trường tài chính xuất hiện thuật ngữ lãi suất “lùn”. “Lùn” là một từ đắc địa để phản ánh cho một sắc thái hoạt động của các ngân hàng trong lãi suất cho vay, khác với thời kỳ “siêu lãi suất” trước đó. Và không ít ngân hàng trên địa bàn công bố những gói cho vay với lãi suất “lùn”, thậm chí thấp hơn trần lãi suất huy động.

Lãi suất “lùn”
Trường làng tôi

(TTH) - Tầm này, khi bàng bạc mây thu và khắp nơi rộn ràng tiếng trống tựu trường, tôi lại nhớ tới cái ngày đầu tiên cắp sách tới trường. Tuổi lên năm, tôi sống ở quê mạ, làng Thanh Thủy Thượng.

Trường làng tôi
Return to top