Quẩn quanh chuyện ăn

Quẩn quanh chuyện ăn

(TTH) - Những thông tin cụ thể, chi tiết và chính xác mà công luận được tiếp nhận gần đây, và với mật độ ngày một dày hơn trên các kênh thông tin truyền thông, mạng xã hội lại một lần nữa đặt ra một câu hỏi nghi ngại. Nó không chỉ dừng lại ở chúng ta đang ăn gì, như thế nào mà là trong những thứ mà chúng ta đang ăn mỗi ngày, có bao nhiêu thực phẩm - cả lương thực nữa - là an toàn?      
Giếng nước xưa

(TTH) - Nhớ mãi là câu chuyện kể của nhà văn Nguyễn Quang Hà, rằng một dạo vào hè, ông có dịp đưa nhà văn Nguyễn Tuân vào thăm Huế, xuống tắm ở bãi Thuận An, rồi ra đò lang thang trên phá Tam Giang, xuống tận Cầu Hai, uống nuớc ngọt giếng Phao Lồ ở chùa Pháp Vân. Kỳ lạ, giữa vùng nước mặn mênh mông lại trồi lên một ngọn đồi và ngọn đồi ấy lại cho đời một giếng nước có nước ngon đến kỳ diệu. Nghe đâu, các vị vua Nguyễn đã cho người về tận Phao Lồ để chở nước về dùng cho cả Hoàng thành. Nhà văn Nguyễn Tuân không khỏi tò mò, đã rất ngộ nghĩnh dùng hai tay khép nhau vốc nước giếng lên uống xem nước giếng ngọt như thế nào hấp dẫn Hoàng cung đến vậy.

Giếng nước xưa
Trăm nghe, trăm thấy cũng không bằng

(TTH) - Tục ngữ ta có câu “Trăm nghe không bằng một thấy”. Ngụ ý câu nói là một lời khuyên dành cho mọi người về sự cần thiết của việc nhìn tận mắt, không nên tin theo nhưng lời đồn đại mà đôi khi phải gánh thiệt vào thân. Vậy nhưng, hình như thấy rằng như thế cũng chưa đủ, thế nên lại tiếp tục có câu “Trăm thấy không bằng một làm”.

Trăm nghe, trăm thấy cũng không bằng
Trường nghề và doanh nghiệp

(TTH) - Thừa Thiên Huế đang trên đà phát triển với nhiều chương trình trọng điểm. Những năm qua, các khu công nghiệp chuyển động mạnh mẽ, đặc biệt là khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô. Thừa Thiên Huế đang phấn đấu trở thành hạt nhân tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

Trường nghề và doanh nghiệp
Của lạ

(TTH) - Có dịp về nông thôn dạo này, tôi được nghe, được tận chứng kiến nhiều chuyện lạ, tư duy làm ăn mạnh dạn dám nghĩ, dám làm dẫn đến xuất hiện những mô hình kinh tế hay và hiệu quả của nhiều nông dân ta. Có thể kể như kiểu nuôi lợn rừng trên đất cát ở Quảng Điền, nuôi nhím ở Phong Điền, nuôi chim bồ câu Pháp ở Thủy Thanh hay “hot” nhất là phong trào nuôi gà rừng ở những vùng loanh quanh gần Huế.

Của lạ
Tôn nữ

(TTH) - Một thời đi học, trong lớp tôi vẫn có những cô bạn gái mang họ Tôn nữ. Ít thôi, nhưng tất cả đã để lại trong tôi một ấn tượng đẹp, trang trọng, đài các và kiêu sa. Sau này, thỉnh thoảng tôi lại bắt gặp những cái tên họ nghe lạ tai mà rất thích, rất hay, kiểu như Công tằng tôn nữ, Huyền công tằng tôn nữ... Đi xa, bất cứ Hà Nội hay Sài Gòn, ở Mỹ hoặc ở Nga, bất chợt bắt gặp ai đó mang họ Tôn nữ là nghĩ ngay về Huế, về Cố đô yêu thương. Còn tôi, vẫn nhớ như in lời mẹ năm nào, “loại con vua, cháu chúa” cả đó.

Tôn nữ
Lao động, nhân lực & đào tạo

(TTH) - Tâm lý bằng cấp là mong muốn chính đáng của mọi người. Các bậc phụ huynh luôn mong mỏi con em mình học hành đến nơi đến chốn, chí ít cũng kiếm tấm bằng đại học. Áp lực vào đại học là tâm lý đè nặng lên vai học sinh và cả các bậc phụ huynh. Tâm lý ấy xét về góc độ tích cực nó có tác dụng thúc đẩy sự nỗ lực học tập của học sinh và sự động viên, chăm lo của các bậc cha mẹ học sinh. Thế nhưng không phải em nào cũng học hành tiến bộ, giỏi giang để vào ngưỡng đại học.

Lao động, nhân lực  đào tạo
Lợi thế sân nhà

(TTH) - Câu chuyện đầu năm với ông Lự, người được mệnh danh là “đại gia” trồng hoa ở Phú Mậu (Phú Vang), khách chủ là chốn quen biết cũ nên chân tình, vui vẻ và cởi mở. Đề tài về hoa, đặc biệt là chuyện hoa Tết, nói mãi không dứt. Vào đoạn cao trào, ông Lự còn dẫn cả bọn đi vòng vèo, lui tới quanh vườn, say mê kể lại đặc tính của từng loài hoa, những kỷ niệm, công khó chăm sóc, rồi cả sự lời lỗ khi vướng bận vào nghiệp hoa lá này.

Lợi thế sân nhà
Cải cách hành chính & cơ chế một cửa

(TTH) - Theo đánh giá của Chính phủ, công tác cải cách hành chính có những chuyển biến rất quan trọng, đơn giản hóa thủ tục mang lại kết quả tích cực góp phần hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, tạo được bước chuyển biến, nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan hành chính. Tuy nhiên, so với thực tế, cải cách hành chính nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu. Đội ngũ cán bộ, công chức chưa “thấm” được nội dung của cải cách hành chính, quyết tâm chưa cao. Phẩm chất, đạo đức của người cán bộ, công chức chưa làm cho người dân hài lòng. Đó là việc chậm trễ trong thực thi công vụ, thái độ đối xử với người dân còn quan liêu, hách dịch, cản trở công việc làm ăn của công dân, của doanh nghiệp, gây bất bình trong xã hội.

Cải cách hành chính  cơ chế một cửa
Ra quân đầu năm

(TTH) - Ngay từ mùng 4 Tết Quý Tỵ, Công ty trách nhiệm hữu hạn Bia Huế đã ra quân sản xuất đầu năm mới. Hai ngày sau đó, các doanh nghiệp lớn của Thừa Thiên Huế như xi măng Long Thọ hay Dệt may Huế cũng đồng loạt ra quân đầu năm. Xem ra, trong khi đơn vị hành chính sự nghiệp vẫn còn “nghỉ Tết” thì ngày mùng 6 Tết, các cơ sở sản xuất đã vào xưởng, vào ca. Ngày đầu trở lại sản xuất trong năm mới được xem là sự kiện đáng nhớ của mỗi đơn vị.

Ra quân đầu năm
Ngắm Huế từ Bàu Hồ

(TTH) - Cái tên “Bàu Hồ” quen mà lạ. Quen bởi khu đồi đất nằm ở thôn Trường Đá, xã Thủy Biều là một khu nghĩa địa trên cao của Huế. Vậy nhưng, nó lạ bởi lâu nay khi mà Vọng Cảnh kế bên đã là một danh thắng được nhiều người biết tới như một điểm ngắm tuyệt vời của Huế, (từng được người Pháp vào đầu thế kỷ 20 đặt cho cái tên Tây là Colline du Belvédère, điểm tham quan quan trọng số một trong bất kỳ tour tham quan nào của Huế), dù một hay hai ba ngày, thì Bàu Hồ vẫn là một sự lặng yên. Mà Bàu Hồ là điểm cao nhất của Huế. Người ta đo đạc và thấy rằng, dãy đồi núi đất ven sông Hương dài đến 960m, rộng 520m và cao tới 57,1m. Nghĩa là, so với Vọng Cảnh, động Bàu Hồ cao hơn 13,1m, tương đương với chiều cao của ngôi nhà ba tầng.

Ngắm Huế từ Bàu Hồ
Phản biện & giám sát

(TTH) - Giám sát và phản biện xã hội là sự tương tác, đặt vấn đề, nêu vấn đề, chất vấn và đưa ra chính kiến giữa các thành viên trong xã hội về các vấn đề kinh tế, xã hội, con người trong cộng đồng xã hội. Phản biện xã hội đúng đắn sẽ làm cho xã hội phát triển. Phản biện xã hội nhằm mục đích tạo sự đồng thuận cho sự phát triển mới với cách nhìn tổng thể từ bên ngoài và bên trong về sự phát triển chung.

Phản biện  giám sát
Làm ăn mùa vụ Tết

(TTH) - Trong tâm thức hay cách nếp nghĩ, cách làm của người Việt mình, Tết đến Xuân về được xem là một mùa vụ làm ăn. Nó có điểm tương tự như vụ lúa mùa, lúa chiêm hay vụ mía, vụ rau của nhà nông ta. Lại cũng có nét khác rất cơ bản, bởi đó không chỉ là riêng của nghề nào, của giới nào, mà là của chung xã hội.

Làm ăn mùa vụ Tết
Tiếp dân và đối thoại với nhân dân

(TTH) - Lắng nghe phản ảnh của cán bộ, đảng viên và nhân dân là biểu hiện phát huy dân chủ trong hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức xã hội nghề nghiệp. Trụ sở tiếp công dân cấp tỉnh, nơi tiếp dân của các cơ quan chuyên môn và UBND cấp phường, xã; bố trí cán bộ có năng lực và kinh nghiệm thực tiễn để làm nhiệm vụ tiếp dân là thực hiện Quyết định 858 của Thủ tướng Chính phủ.

Tiếp dân và đối thoại với nhân dân
Chuông chùa nơi phá Hà Trung

(TTH) - Nằm ở vùng đất cát, ven đầm nước mặn lớn nhất phía nam Kinh thành, bao bọc xung quanh là sóng nước mênh mông, làng Hà Trung có ngôi chùa cổ, tương truyền là nơi mà năm 1695 vị hòa thượng Thích Đại Sán từng ghé thăm và đã có lưu bút để lại trong tập bút ký nổi tiếng “Hải ngoại ký sự”, tự hào còn lưu giữ chuông đồng cổ đúc từ năm 1672.

Chuông chùa nơi phá Hà Trung
Lo chuyện tôm giống

(TTH) - Tháng hai Dương lịch, giáp Tết Quý Tỵ, thời điểm xuống đồng, cũng là lúc bắt đầu cho một vụ thả nuôi tôm mới. Thừa Thiên Huế tiết trời khắc nghiệt, mưa rét kéo dài, khung lịch xuống vụ nuôi tôm lại càng bó hẹp, chỉ khoanh lại trong khoảng thời gian chừng 3 tháng ngắn ngủi. Làm ruộng có câu “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Kinh nghiệm nuôi tôm chưa được phổ biến rộng rãi và ăn sâu vào tâm thức người đời như thế, nhưng cũng đã có những đúc kết đáng nhớ, kiểu như “Nhất giống, nhì môi, tam cần, tứ thuốc”. “Môi” ở đây được hiểu là môi trường, còn “thuốc” là vi sinh làm sạch ao nuôi.

Lo chuyện tôm giống
Return to top