Quẩn quanh chuyện ăn

Quẩn quanh chuyện ăn

(TTH) - Những thông tin cụ thể, chi tiết và chính xác mà công luận được tiếp nhận gần đây, và với mật độ ngày một dày hơn trên các kênh thông tin truyền thông, mạng xã hội lại một lần nữa đặt ra một câu hỏi nghi ngại. Nó không chỉ dừng lại ở chúng ta đang ăn gì, như thế nào mà là trong những thứ mà chúng ta đang ăn mỗi ngày, có bao nhiêu thực phẩm - cả lương thực nữa - là an toàn?      
Tâm và tầm

(TTH) - Đã là người lãnh đạo, việc thường xuyên trau dồi kiến thức, cả về lý luận, chuyên môn; cả về năng lực nắm bắt và phân tích thực tiễn là nội dung xuyên suốt để nâng tầm lãnh đạo. Tầm của người lãnh đạo là sự am hiểu một cách khái quát, có tư duy lý luận vận dụng vào thực tiễn công tác một cách sáng tạo. Tầm ở đây là nói đến năng lực, năng lực vượt trội hơn hẳn cấp dưới. Cấp dưới thường tâm phục khẩu phục người lãnh đạo của mình bằng câu cửa miệng, rằng ông ấy là người có năng lực, trình độ, không thể qua mặt ông trong công việc cho nên phải lo làm việc thật tốt, thật trung thực. Người lãnh đạo có tầm là người có đầu óc tổng hợp sự việc có hệ thống, không sáo rỗng, lúc nào cũng chứng minh bằng những việc làm cụ thể...

Tâm và tầm
Hương dầu của mạ

(TTH) - Bất chợt gặp lại mùi hương dầu tràm quen thuộc một thời trong buổi đông lạnh ngắt về ngồi với mạ ở quê. Cái mùi dầu nằng nặng, tỏa xa, đụng vào người là dính riết. Xưa mạ thích, còn bọn trẻ là tôi sợ lắm, không dám đụng vào. Ngộ nhỡ có mùi là lũ bạn trong xóm xúm lại chọc dai “đồ hôi mùi đàn bà đẻ”. Nghe cứ tức điên. Mà mạ lại vốn lo xa, thấy con kêu vang đau bụng hay nhức đầu, xổ mũi tí ti là đè ngay xuống xoa khắp mình mẩy bằng độc nhất thứ dầu tràm kia. Đã có mùi dầu tràm thì thôi chẳng dám thò đầu khỏi nhà.

Hương dầu của mạ
Làm ruộng đồng sâu

(TTH) - Yếu tố đầu tiên là nước trong câu ca “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” đã không còn ứng nghiệm với những đồng ruộng xứ thấp như Bàu Ô ở Vinh Hà (Phú Vang) hay những bàu ruộng thấp trũng tại Hương Phong (Hương Trà). Muốn phát triển sản xuất, các hợp tác xã và bà con nông dân phải xử lý vấn đề thoát nước và khai thác những đồng ruộng trũng này thế nào cho khoa học và hợp lý, do vậy là một bài toán khó.

Làm ruộng đồng sâu
Cuộc sống của người dân trong vùng quy hoạch

(TTH) - Quy hoạch là định hướng phát triển không gian cho tương lai mang tính pháp lý. Khi đã định hướng sử dụng đất theo một mục đích nào đó thì phạm vi diện tích đất được quy hoạch phải giữ nguyên hiện trạng sử dụng cho đến khi thực hiện quy hoạch.

Cuộc sống của người dân trong vùng quy hoạch
Giữ một chữ tín

(TTH) - Mới đây, nhân có mấy người bạn từ xa về chơi, muốn thưởng một chút âm hưởng quê nhà, chúng tôi bèn đãi khách một bữa bánh ướt. Lúc tính tiền, chủ quán hô cái giá cao chừng gấp đôi. Thấy lạ, chúng tôi nhắc khéo: “Răng hôm ni bánh đắt rứa?”. Lúng ta lúng túng, cô phục vụ cứ hí hoáy bút trên tờ hóa đơn. Cuối cùng, cô lí nhí bảo: “Em xin lỗi đã tính nhầm”. Và cái sự nhầm có lẽ không hoàn toàn vô ý ấy đúng là đã đội giá thành của khách lên gấp đôi.

Giữ một chữ tín
Mùa xuống đồng

(TTH) - Qua tết Tây, khoảng thời gian chật chội, chỉ chừng trên dưới một tháng là đến Tết Nguyên đán, lại là lúc bận rộn nhất của nhà nông xứ Huế. Cũng thiệt lạ, bắt đầu từ tháng bảy “nước nhảy lên bờ”, thu hoạch xong vụ lúa mùa là Huế bão to, lũ dữ, mưa dầm, gió bấc và cũng là lúc nông nhàn. Còn như Nhâm Thìn 2012, yên ắng thì lại là nỗi lo khác khi những cánh đồng không được tiếp bồi phù sa hay nạn chuột đồng cảnh báo sẽ sinh sôi, này nở, phá hoại ruộng đồng. Cả mấy tháng liền “nông nhàn”, ngày hai bữa sớm tối quẩn quanh trong nhà, làm chẳng tới đâu và ăn uống cũng lưng lẻo. Vậy mà đùng cái, mười một tháng Chạp về rồi Tết đến, cũng là lúc phải xuống đồng.

Mùa xuống đồng
Thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ

(TTH) - Tập trung dân chủ đã được Đảng ta nhiều lần khẳng định là một nguyên tắc cơ bản trong tổ chức, sinh hoạt và hoạt động của Đảng, là sự khác biệt giữa đảng kiểu mới của giai cấp công nhân, đảng cách mạng chân chính với các đảng chính trị xã hội khác.

Thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ
Kích cầu du lịch

(TTH) - Không phải ngẫu nhiên mà thời điểm từ 24 đến 30/12/2012 được Thừa Thiên Huế chọn làm tuần lễ kích cầu du lịch với chương trình “Di sản Huế - Tuần lễ của khách”. Dù được đánh giá có nguồn tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú bậc nhất nước, nhưng hệ thống di sản văn hóa Huế vẫn được xem là mỏ vàng của du lịch Cố đô. Đến cuối tháng 11, Thừa Thiên Huế đón khoảng trên dưới 2,4 triệu lượt khách đến thăm hệ thống di tích Cố đô Huế, trong đó khách du lịch nước ngoài đạt trên 800 ngàn lượt người. Cùng với Festival Huế, thời điểm sau Noel đến Tết Dương lịch là lúc mà du khách, đặc biệt là Âu, Mỹ rời khỏi công việc để ngao du và cũng để tránh cái giá buốt của mùa đông xứ lạnh.

Kích cầu du lịch
Nơi dấu xưa oai hùng

(TTH) - Bao kẻ bỏ công nghiên cứu đã lắc đầu và có vẻ như không thể hiểu nổi quyết định của chúa Nguyễn Phúc Chu khi dời thủ phủ từ Phú Xuân ra Bác Vọng, thấp trũng và bị chia cắt, vào năm 1712. Thế nhưng, ngẫm nghĩ lại, bỏ Phú Xuân được đánh giá là vùng đất đắc địa cho việc định cư lâu dài để chọn lấy Bác Vọng, dẫu sao cũng cho thấy dải đồng bằng nhỏ hẹp nhưng trù phú ở lưu vực sông Bồ đã có sức hấp dẫn và sự lôi cuốn đặc biệt. Chúa Nguyễn Phúc Chu sùng đạo Phật và vùng đất yên lành này được chọn như một cách để ông lánh xa sự náo nhiệt và không khí đô hội của thủ phủ bên bờ sông Hương.

Nơi dấu xưa oai hùng
Để pháp luật đi vào cuộc sống

(TTH) - Những năm qua, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế cơ bản đạt được 5 mục tiêu chung theo kế hoạch. Trong đó, chỉ tiêu phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức, viên chức và người sử dụng lao động vượt mức tối thiểu đề ra. Với cán bộ, công chức, viên chức, nội dung tuyên truyền gắn với quy định pháp luật liên quan đến chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ, viên chức. Công tác tuyên truyền dựa vào hình thức lồng ghép thông qua các đợt học tập chính trị, các lớp đào tạo, bồi dưỡng. Với đối tượng thanh thiếu niên, công tác giáo dục pháp luật tập trung vào các chuyên đề liên quan trực tiếp đến tình hình thực tế tại địa phương. Đối tượng là học sinh, sinh viên được truyền thông thông qua chương trình đưa pháp luật vào trường học, sinh hoạt đoàn, sinh hoạt ngoại khóa. Đối tượng vi phạm pháp luật được giáo dục tại phường, xã, thị trấn thông qua xét xử lưu động của ngành tòa án.

Để pháp luật đi vào cuộc sống
Chạnh nhớ Thanh Hà

(TTH) - Chúa Nguyễn Phúc Lan là người có công đầu phát hiện ra Thanh Hà, vùng đất nằm bên tả ngạn sông Hương, cách trung tâm thành phố Huế chừng 5 km, thành cổ Hoá Châu 4 km, thủ phủ Kim Long 7 km. Vị chúa thứ 3 của xứ Đàng Trong có con mắt tinh đời kia đã xem Thanh Hà như một sự bổ sung tuyệt vời phần thị còn thiếu cho chính dinh là thủ phủ Kim Long vừa mới dựng xây sau quyết định từ bỏ phủ Phước Yên bên dòng Bồ Giang lịch sử.

Chạnh nhớ Thanh Hà
Đừng khinh kiểu dáng bề ngoài

(TTH) - Biết rằng “tốt gỗ hơn tốt nước sơn” nhưng khi hay tin chỉ có từ 14,3 đến 28,6 % doanh nghiệp trên địa bàn được khảo sát chú trọng đến việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và kiểu dáng để nâng cao giá trị sản phẩm hàng hóa, còn lại đa phần thì “gặp chăng hay chớ” khiến tôi không khỏi giật mình. Nó lạ và ngược đời.

Đừng khinh kiểu dáng bề ngoài
Lợi ích nhóm và sự tha hóa, biến chất

(TTH) - Lợi ích nhóm là khái niệm được nhắc tới khá nhiều trong các cuộc hội nghị, thảo luận bàn về việc chống tệ quan liêu, tham nhũng, thoái hóa biến chất. Vậy lợi ích nhóm là gì? Hiểu nôm na, lợi ích nhóm là lợi ích thuộc về một nhóm người, họ gắn bó, hỗ trợ nhau để cùng nhau có lợi ích. Dựa vào nhau để có cùng lợi ích là nhu cầu chính đáng. Lợi ích nhóm nhằm hướng tới sự phát triển, hài hòa với lợi ích của dân tộc, xã hội là lợi ích nhóm có ý nghĩa tích cực. Ngược lại, nếu lợi ích nhóm nhằm vào lợi ích của một nhóm người mà quên đi lợi ích chung, tạo ra sự xung đột, có tác động xấu đến sự phát triển của cơ quan, địa phương, xã hội thì đó là lợi ích nhóm tiêu cực cần lên án.

Lợi ích nhóm và sự tha hóa, biến chất
Một nửa của GDP

(TTH) - Báo cáo về tình hình kinh tế- xã hội do Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Cao trình bày tại kỳ họp thứ 5 HĐND tỉnh khoá VI cho thấy lĩnh vực dịch vụ du lịch đã chiếm tới 48%, nghĩa là gần một nửa tổng sản phẩm GDP của tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2012.

Một nửa của GDP
Xây dựng nếp văn hóa giao thông

(TTH) - Năm 2012 là “Năm An toàn giao thông”. Các ngành, các cấp từ Trung ương đến địa phương tập trung triển khai nhiều giải pháp kiềm chế tai nạn giao thông, thế nhưng tai nạn giao thông vẫn diễn ra với chiều hướng khá phức tạp. Trong quý III-2012, cả nước có trên 7.000 người chết vì tai nạn giao thông. Có 48 tỉnh, thành phố giảm trên 10% số người chết. Tuy nhiên vẫn còn 6 tỉnh, thành phố có số người chết, bị thương do tai nạn giao thông tăng bất thường. Đó là các tỉnh Kon Tum, Bạc Liêu, Bắc Kạn, Lào Cai, Đồng Nai và Thừa Thiên Huế.

Xây dựng nếp văn hóa giao thông
Return to top