“Kho báu” của người Pa Cô
10/11/2024 06:13
“Mình luôn sợ thời gian đi nhanh quá mà mình thì chậm, chỉ lo lắng làm không kịp nhiều thứ cho con cháu mai sau” - Già Hạnh hướng mắt về dãy Trường Sơn trùng điệp phía xa xa, bày tỏ tiếng lòng. Bao đời nay người Pa Cô của già đều nương náu dưới chân dãy núi này. Nhìn văn hóa truyền thống của cha ông mai một dần theo năm tháng khiến lòng già đau đáu, phải bằng mọi cách gìn giữ, bảo tồn được những nét đẹp của dân tộc mình.
Giữ nghề chạm khắc gỗ của đồng bào Pa Cô
25/10/2024 06:34
Vùng đất phía tây Thừa Thiên Huế không chỉ thu hút du khách bởi cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, mà còn nhờ vào sự đa dạng về văn hóa và nghệ thuật truyền thống của các dân tộc thiểu số (DTTS). Trong đó, nghề chạm khắc gỗ của đồng bào Pa Cô đã trở thành một biểu tượng đặc sắc, mang trong mình những giá trị lịch sử và tâm linh. Giữa dòng chảy của thời gian, ông Cu Đài, một nghệ nhân điêu khắc gỗ đã nỗ lực hết mình để gìn giữ và phát triển nghề truyền thống này.
Nhà dài - Nét đẹp văn hóa vùng cao
06/10/2024 15:16
Có dịp ghé thôn A Năm, xã Hồng Vân, huyện A Lưới, du khách sẽ được chiêm ngưỡng ngôi nhà dài duy nhất được xây dựng theo mô thức truyền thống của đồng bào Pa Cô. Năm 2014, ngôi nhà dài được nghệ nhân đan lát Quỳnh Quyên (trú tại thôn A Năm, xã Hồng Vân) vận động dựng và được coi là biểu tượng của tình đoàn kết giữa những người dân trong thôn.
Nghị lực của chàng trai Pa Cô
04/10/2024 06:19
Dám theo đuổi ước mơ làm giàu trên miền đất khó, chàng trai trẻ người Pa Cô Nguyễn Văn Mạnh, trú tại xã Hồng Thái, huyện A Lưới đã trở thành tấm gương sáng về sự kiên trì và nghị lực. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình thuần nông, anh Mạnh không chỉ thoát nghèo mà còn vươn lên trở thành hộ khá giả nhờ tinh thần lao động bền bỉ và sự sáng tạo trong chăn nuôi, trồng trọt.
Giải cứu thành công cô gái Pa Cô bị lừa bán sang Campuchia
26/08/2024 20:41
Ngày 26/8, Công an tỉnh cho biết, đã nhận được thư cảm ơn của ông H. V. H, trú tại xã Trung Sơn, huyện A Lưới vì đã hỗ trợ, giải cứu và đưa con gái ông từ Campuchia trở về nhà an toàn.
“Săn” cá bống suối
25/08/2024 06:25
Hôm đến xã Hồng Thủy xa xôi của huyện biên giới A Lưới, tôi gặp hình ảnh dưới dòng suối uốn lượn giữa núi rừng, người phụ nữ Pa Cô đang mải miết “săn” cá bống. Mồ hôi ướt lưng chiếc áo cũ, dệt bằng vải zèng truyền thống, nhỏ giọt trên đôi má hồng rực lên dưới nắng. Nụ cười cũng rạng rỡ như nắng và mộc mạc, hiền lành như lá rừng. “Bức tranh” thật đẹp khiến chúng tôi không thể nào không “chốt” cái hẹn ngược suối.
Chàng trai Pa Cô lan tỏa tinh thần vươn lên
07/08/2024 14:17
Biết lựa chọn mô hình làm ăn phù hợp để phát triển kinh tế gia đình, anh Nguyễn Văn Mạnh, người dân tộc Pa Cô ở xã Hồng Thái (A Lưới) là một trong những tấm gương nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen về gương điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 2021 - 2023.
“Vua nhạc cụ” Pi Ke Dơ
04/08/2024 14:54
Với khả năng ca hát và sử dụng thuần thục các loại nhạc cụ dân tộc, nghệ nhân Pi Ke Dơ, 50 tuổi, xã Hồng Bắc còn được đồng bào Pa Cô gọi vui là “vua nhạc cụ”. Ông đã dành hơn 30 năm để nghiên cứu, chế tạo các nhạc cụ truyền thống và trở thành một nghệ nhân sáng tác nhạc cụ tinh xảo bậc nhất của huyện A Lưới.
Cụ già “đan bình yên”
01/08/2024 06:19
Có một cụ già người dân tộc Pa Cô tuổi “thất thập cổ lai hy”, nhưng vẫn dẻo dai lên núi bứt mây, đốn tre nứa; ngày ngày cần mẫn ngồi chẻ tre, đan gùi, đan nong nia. Nhiều người dân xã Hồng Thủy (A Lưới) gọi ông Hồ Xuân Bột là người cao tuổi "đan bình yên" bằng sự chăm chỉ và tình yêu lao động, là tấm gương để con cháu noi theo.
Cùng cô giáo Pa Cô vận động học sinh đến lớp
31/07/2024 06:07
Đã hơn 10 năm có lẻ, Trương Thị Khánh Hòa, giáo viên người dân tộc Pa Cô Trường THPT A Lưới không nhớ đã đi qua bao nhiêu ngọn đồi để vận động học sinh đến lớp.
“Kho báu” của người Pa Cô
“Mình luôn sợ thời gian đi nhanh quá mà mình thì chậm, chỉ lo lắng làm không kịp nhiều thứ cho con cháu mai sau” - Già Hạnh hướng mắt về dãy Trường Sơn trùng điệp phía xa xa, bày tỏ tiếng lòng. Bao đời nay người Pa Cô của già đều nương náu dưới chân dãy núi này. Nhìn văn hóa truyền thống của cha ông mai một dần theo năm tháng khiến lòng già đau đáu, phải bằng mọi cách gìn giữ, bảo tồn được những nét đẹp của dân tộc mình.