Tình cảm gia đình và trách nhiệm công dân qua “những lá thư vượt tuyến”
04/12/2023 07:32
Trần Hoàn, tên thật là Nguyễn Tăng Hích (27/12/1928 – 23/11/2003), nhạc sĩ tên tuổi trong nền âm nhạc cách mạng Việt Nam. Hàng trăm ca khúc của ông đã đi vào lòng công chúng ngay từ những năm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp như: Sơn nữ ca, Lời người ra đi, Hoàng hôn đêm trăng… Và cả trong sự nghiệp sáng tác của ông sau này, nhiều ca khúc với âm điệu ngọt ngào, sâu lắng như: Lời ru trên nương, Nắng tháng ba, Gửi Huế, Mùa xuân nho nhỏ, Giữa mạc Tư Khoa nghe câu hò ví dặm, Thăm bến Nhà Rồng, Lời Bác dặn trước lúc đi xa… mãi đọng lại trong lòng khán, thính giả yêu âm nhạc.
Nhạc sĩ Hoàng Sông Hương với những ca khúc về Huế
25/10/2023 06:18
Có những nhạc sĩ mà tên tuổi gắn liền với những ca khúc đi cùng năm tháng, nhạc sĩ Hoàng Sông Hương là một trong số đó. Ông là nhạc sĩ được công chúng biết đến và yêu thích với những ca khúc quen thuộc: Tình ta biển bạc đồng xanh, Phố biển tình anh, Tiếng dạ tiếng thương, Tình người hương lúa, Huyền thoại trăng Nhật Lệ, Thành Huế chúng mình thương, Nhớ Ngự Bình… trong những thập kỷ qua.
Đau mắt đỏ: Không cẩn trọng sẽ gây giảm thị lực
20/09/2023 14:39
Tình hình dịch viêm kết mạc - đau mắt đỏ diễn biến phức tạp trong cộng đồng. Số ca bệnh đến khám tại Bệnh viện Mắt và Bệnh viện Trung ương Huế tăng đột biến. Các bác sĩ khuyến cáo người bệnh nên đến khám các cơ sở y tế để được tư vấn điều trị, đặc biệt đối với chủng đau mắt đỏ gây giảm thị lực.
“Tam nhân đồng hành”
22/08/2023 07:44
Do ít rượu bia và kém ngoại giao, tôi ít khi được bạn văn phương xa đến Huế gọi đi “nhậu”. Vậy mà vào một ngày tháng 7 vừa qua, bỗng nghe nhà thơ Ngô Đức Hành mời xuống quán cà phê của nữ sĩ Bạch Diệp. Ngô Đức Hành vừa đến Huế trong tốp “tam nhân xuyên Việt”. Hai người nữa là họa sĩ Vi Quốc Hiệp và Thế Hùng - người “cầm lái vĩ đại”, có nhiều danh hiệu nhất: Tiến sĩ mỹ học, họa sĩ, nhạc sĩ, nhà văn, nhà báo…
Chuyện về ngôi nhà nổi trên sông Hương
15/08/2023 14:25
Mỗi lần trở về Huế, tôi lại được thả hồn cùng giai điệu dìu dặt của những bản dân ca xứ Huế, những bản ballad nhẹ nhàng trữ tình, cùng những remix tuổi trẻ sôi động của ban nhạc guitar với bốn nghệ sĩ trẻ trên nhà nổi bên bờ sông Hương. Còn gì thú vị hơn khi vừa nhâm nhi ly rượu vang vừa được hòa vào những âm thanh trầm bổng trong không gian thơ mộng, dưới ánh điện lung linh soi mình trên sóng nước sông Hương. Sự cuốn hút của nhà nổi đối với nhiều người là vậy đó, nhưng với tôi, riêng tôi thôi, còn có thêm sự cuốn hút không thể cưỡng nổi khi đã biết được lịch sử ra đời của căn nhà nổi nhỏ bé này.
Đoàn cà kheo Namur: Chúng tôi sẵn sàng quay lại Huế biểu diễn
04/05/2023 09:21
Đến Huế biểu diễn lần đầu tiên nhân dịp Festival Nghề truyền thống Huế 2023, đoàn nghệ thuật cà kheo vùng Namur của Bỉ đã nhận được sự cổ vũ, chào đón nhiệt tình của du khách và người dân. Mỗi tuyến đường đoàn cà kheo đi qua, nơi giao lộ đoàn cà kheo dừng lại dòng người kín mít, ánh mắt trầm trồ bởi những pha thi tài của các nghệ sĩ không chỉ gay cấn mà còn hài hước.
Sâu lắng tiếng lòng người nữ
26/03/2023 15:49
“Khi mỗi gương mặt là một bông hồng...” Không hiểu sao hôm nay khi nhìn những nghệ sĩ biểu diễn ca Huế với chủ đề “Tiếng lòng người nữ” tại thính phòng Ca Huế 25 Lê Lợi, trong tôi lại gợi lên câu hát ấy.
Châu Hương Viên được “hồi sinh”
25/03/2023 11:59
Sau thời gian dài rơi vào cảnh hoang tàn, xuống cấp nghiêm trọng, di tích Châu Hương Viên gắn liền với cuộc đời của thi sĩ Ưng Bình Thúc Giạ Thị (Nguyễn Phước Ưng Bình) - người có công rất lớn trong việc phát triển Ca Huế - đã chính thức được bảo tồn, tu bổ.
Khi những trái tim về nhà
21/03/2023 14:02
Triển lãm "Trịnh Công Sơn - Lần đầu gặp lại" của nhiếp ảnh gia Dương Minh Long tại Lan Viên Cố Tích (120 Nguyễn Phúc Nguyên, TP. Huế) diễn ra thật trang trọng và xúc động. Nắng tháng Ba bỗng chợt về hong khô những bàng bạc trong bầu không khí, mới hôm qua thôi, cả xứ Huế còn ướt sương mưa. Trong sắc nắng mới bừng lên vàng ấm, được ngắm nhìn những hình ảnh Trịnh đó đây trong khu vườn xanh mướt, nở rộ hoa hồng trước hiên nhà rường cổ thoảng hương trầm bay mà ngỡ như nhạc sĩ vừa về lại đây, đang dạo chơi cùng nắng trong niềm vui trở lại cố hương. Giọng nói nhu mì, rất chi là Huế xưa của giáo sư, tiến sĩ Thái Kim Lan cùng những người thân của cố nhạc sĩ, như Trịnh Vĩnh Trinh, Trịnh Hoàng Diệu... và những người bạn cùng thời khiến cuộc triển lãm trở nên rất ấm cúng, trong niềm xúc động sâu xa.
Họa sĩ Thái Nguyên Bá & người thầy đầu tiên
13/03/2023 15:06
Trong căn nhà vườn Lan Viên Cố tích bên dòng Hương giang vẫn còn lưu giữ nhiều tác phẩm của họa sĩ Thái Nguyên Bá (Thái Bá). Những bức tranh đậm chất Huế vẽ về thành quách cổ kính, những tác phẩm khắc gỗ về thiếu nữ Huế, cả những món đồ trang trí nội thất… cho thấy sự tài hoa của một người nghệ sĩ.
Tình cảm gia đình và trách nhiệm công dân qua “những lá thư vượt tuyến”
Trần Hoàn, tên thật là Nguyễn Tăng Hích (27/12/1928 – 23/11/2003), nhạc sĩ tên tuổi trong nền âm nhạc cách mạng Việt Nam. Hàng trăm ca khúc của ông đã đi vào lòng công chúng ngay từ những năm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp như: Sơn nữ ca, Lời người ra đi, Hoàng hôn đêm trăng… Và cả trong sự nghiệp sáng tác của ông sau này, nhiều ca khúc với âm điệu ngọt ngào, sâu lắng như: Lời ru trên nương, Nắng tháng ba, Gửi Huế, Mùa xuân nho nhỏ, Giữa mạc Tư Khoa nghe câu hò ví dặm, Thăm bến Nhà Rồng, Lời Bác dặn trước lúc đi xa… mãi đọng lại trong lòng khán, thính giả yêu âm nhạc.