ClockThứ Hai, 31/08/2020 06:39

Tín dụng nông nghiệp, nông thôn, nông dân: Bà đỡ tam nông

TTH - Đến cuối tháng 6/2020, cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân toàn địa bàn tỉnh đạt 10,281 tỷ đồng, chiếm 21,3% tổng dư nợ. Từ nguồn vốn vay này, nhất là các chương trình cho vay ưu đãi của Chính phủ, đã tiếp sức cho người dân, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tam nông.

Hình thành chuỗi liên kết và sàn kinh tế hợp tác64 gian hàng tham gia hội chợ sản phẩm nông nghiệp

Agribank ưu tiên cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn

Sát cánh 

Nghị định 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ (NĐ67) về chính sách phát triển thủy sản ban hành năm 2014 đã tiếp sức cho nhiều ngư dân vươn khơi, đảm bảo phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng.

Anh Nguyễn Văn Thành, thị trấn Thuận An là một trong 41 tàu nhận được hỗ trợ vốn vay ưu đãi từ NĐ67. Trước đây, anh theo các chủ tàu phục vụ hậu cần nghề cá nhưng tàu công suất nhỏ, mỗi chuyến biển kéo dài từ 2 ngày, chi phí mỗi chuyến biển rất lớn, nên thu nhập không đáng là bao. Từ nguồn hỗ trợ vay vốn đóng tàu theo NĐ67, anh Thành mạnh dạn vay 3,9 tỷ đồng đóng tàu công suất lớn để phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá. Mỗi chuyến biển từ đây được nối dài, trung bình tàu ra khơi 5-6 ngày, thu lãi mỗi chuyến biển trên 50 triệu đồng.

Nhiều tàu đánh bắt thủy hải sản khi đầu tư tàu lớn cũng mang lại hiệu quả rất cao, nhiều tàu thu lãi từ 300-500 triệu đồng/chuyến biển.

Ông Ngô Văn Đủ, Phó Bí thư Đảng ủy thị trấn Thuận An thông tin, toàn thị trấn có 23 tàu cá đóng mới theo NĐ67 bằng vốn vay từ Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (Agribank) và Ngân hàng Đầu tư & Phát triển (BIDV). Từ khi có điều kiện vươn khơi, bám biển dài ngày, hầu hết các tàu này đều hoạt động hiệu quả, nhiều tàu có thu nhập từ vài trăm triệu đồng mỗi chuyến.

Ngoài chương trình cho vay theo NĐ67, Agribank triển khai nhiều chương trình cho vay ưu đãi khác như cho vay hỗ trợ giảm tổn thất trong nông nghiệp; hỗ trợ thiệt hại cho vay nuôi lợn do dịch tả lợn châu Phi; cho vay theo NĐ55 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn…

Ông Trần Đình Khoái, Phó Giám đốc Agribank chi nhánh tỉnh thông tin, ngoài các chương trình cho vay ưu đãi theo chính sách của Chính phủ, Agribank cũng triển khai khá nhiều chương trình vay vốn phát triển nông nghiệp khác với lãi suất ưu đãi cho khu vực nông nghiệp, nông thôn. Trong tổng dư nợ 8.487 tỷ đồng, thì dư nợ trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn của chi nhánh chiếm 73%.

Đa dạng dòng vốn

Chỉ tính riêng Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (VBSP) tỉnh đang thực hiện 20 chương trình tín dụng chính sách theo chỉ định của Chính phủ, với tổng dư nợ khoảng 2.896 tỷ đồng và khoảng 117.149 khách hàng còn dư nợ chủ yếu trong các đối tượng chính sách, trong đó có vùng nông thôn.

Một số ngân hàng thương mại cũng xây dựng chiến lược hướng cho vay nông nghiệp, nông thôn với quy định trần lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND thấp hơn từ 1%-2% lãi suất cho vay các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác.

Ông Trần Đình Khoái khẳng định, tín dụng coi nông nghiệp, nông thôn là một trong các lĩnh vực ưu tiên hàng đầu trong đầu tư và mở rộng tín dụng của ngân hàng. Với các chương trình tín dựng ưu đãi, các tổ chức đoàn thể như Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn thanh niên kết hợp với các tổ chức tín dụng tại địa phương thực hiện tốt các chương trình phối hợp. Đồng thời thường xuyên kiểm tra, nhận xét, đánh giá chất lượng và hiệu quả của các tổ vay vốn vì thế tỷ lệ nợ quá hạn ở các chương trình này rất thấp.

Việc triển khai thực hiện những chính sách trên đã góp phần khơi thông nguồn vốn tín dụng vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước Thừa Thiên Huế, đến cuối tháng 6/2020, cho vay lĩnh vực nông nghiệp nông thôn toàn địa bàn đạt 10.281 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 21,3%, tăng 0,22% so với đầu năm.

Bài, ảnh: Hoàng Loan

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kiểm soát chặt chẽ các hoạt động tín dụng

Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024 có hiệu lực từ ngày 1/7/2024 có nhiều quy định kiểm soát chặt chẽ hơn hoạt động tín dụng là chia sẻ của ông Lê Việt Sỹ, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh với Báo Thừa Thiên Huế.

Kiểm soát chặt chẽ các hoạt động tín dụng
Tăng khả năng tiếp cận tín dụng cho phụ nữ

Phụ nữ ngày càng có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế; vì thế việc trao cơ hội tiếp cận tín dụng cho phụ nữ cũng đồng nghĩa trao thêm cơ hội để phụ nữ tự khẳng định mình.

Tăng khả năng tiếp cận tín dụng cho phụ nữ

TIN MỚI

Return to top