ClockThứ Năm, 02/08/2012 03:15

“Trắng”cán bộ khoa học công nghệ cơ sở

TTH - Trong các hội nghị, giao ban gần đây của ngành khoa học công nghệ (KHCN) tỉnh, một trong những vấn đề nổi bật được quan tâm hàng đầu là bố trí cán bộ KHCN ở cấp cơ sở (thành phố, thị xã và các huyện). Thực tế cho thấy, hiện nay nguồn cán bộ cho ngành KHCN ở cơ sở rất "khiêm tốn", nếu không nói chỉ là một con số 0 tròn trĩnh.

“Trắng” cán bộ KHCN ở cơ sở

Những năm gần đây hoạt động nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao KHCN đã có những bước chuyển biến rõ nét. Tuy nhiên để theo kịp nhu cầu phát triển KHCN cũng như nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội thì rõ ràng là chưa. Điểm dễ nhận thấy là nhân lực KHCN của các địa phương còn rất mỏng.
 

Nếu hoạt động KHCN cơ sở hiệu quả, tình trạng sản xuất chế biến bột lọc ở Lộc An sẽ giảm tình trạng ô nhiễm môi trường tại sông Truồi

 
Một cán bộ lãnh đạo Phòng Công thương huyện Phong Điền cho rằng, dường như khái niệm KHCN ở địa phương chưa được “cảm nhận” rõ. Hiện nay, câu chuyện KHCN ứng dụng vào thực tế địa phương còn khiêm tốn, hàm lượng KHCN ứng dụng vào các lĩnh vực chưa cao. Nguyên nhân thì nhiều nhưng một phần ảnh hưởng không nhỏ là do ở huỵện chưa có phòng, ban và cán bộ chuyên trách về KHCN. Hiện tại, ở Phong Điền chỉ có một cán bộ kiêm nhiệm về lĩnh vực KHCN, thuộc phòng Công thương. Vì thế lĩnh vực KHCN nơi đây chỉ hoạt động theo kiểu “cơm vua ngày trời”.
 
Anh Trần Minh Quân, Phó Phòng Công thương Phú Lộc thừa nhận, ở Phú Lộc mới đây được bổ sung một cán bộ về Phòng Công thương nhưng vừa phụ trách công tác văn phòng, lại kiêm thêm lĩnh vực KHCN. Điều này là một trong lý do dẫn đến hạn chế, khó khăn việc nắm bắt thông tin, kết nối KHCN giữa tỉnh và huyện. Theo anh Quân, nhu cầu chuyển giao, ứng dụng các đề tài KHCN cấp cơ sở trong giai đoạn hiện nay khá lớn, đặc biệt là các nhiệm vụ thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội địa phương. Tuy nhiên, công việc này ở địa phương đang chiếm tỷ trọng thấp, ở quy mô hẹp, chỉ mới tập trung ở lĩnh vực nông nghiệp Hiện tại ở địa phương có nhiều đề tài khoa học mang tính thực tế, nếu nghiên cứu thành công sẽ mang lại nhiều niềm vui cho người dân như: đề tài nghiên cứu chuyển đổi khai thác thủy sản không phải bằng lừ trên đầm Cầu Hai; đề tài nghiên cứu quá trình lở núi thôn Phú Gia (Lộc Tiến) đang là mối lo sợ cho hơn 20 hộ trong vùng; đề tài khai thác hàu ở Lăng Cô không ảnh hưởng đến môi trường khu vực... Theo anh Quân, do hạn chế về nhân lực cũng như việc bố trí tài chính hàng năm nên đã cản trở đến việc xúc tiến các đề tài nghiên cứu khoa học trên địa bàn...
 
 Theo tìm hiểu của chúng tôi, hầu hết từ thành phố đến các thị xã, huyện trên địa bàn hầu hết chưa có một cán bộ chuyên trách về lĩnh vực KHCN đúng nghĩa. Phần lớn, ở các địa bàn lĩnh vực KHCN đều hoạt động trong tình trạng như ở huyện Phú Lộc và Phong Điền.
 
Phải quan tâm đúng và đủ!
 
 Mang những trăn trở câu chuyện cán bộ KHCN ở cơ sở trao đổi với các cơ quan chức năng liên quan, chúng tôi đã nhận nhiều câu trả lời không mấy vui. Một phó giám đốc Sở KHCN đã tỏ ra ngậm ngùi, “tự ái” khi so sánh ngành KHCN với hệ thống khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư. Theo người này, hệ thống tổ chức của các ngành khác khá hoàn hảo từ trên xuống dưới, có bề dày cả về số lượng và chất lượng; trong khi đó lĩnh vực KHCN chưa có một cán bộ chuyên trách, làm sao nói được các hoạt động KHCN ở cơ sở có hiệu quả?!
 
Ông Trần Ngọc Nam - Giám đốc Sở KHCN nói, năm 2008, Bộ KHCN và Bộ Nội vụ ban hành thông tư về hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về KHCN thuộc cấp tỉnh, huyện. Năm 2009, UBND tỉnh có công văn quy định cơ cấu tổ chức cán bộ cho thành phố, thị xã, huyện. Theo đó, mỗi địa bàn được bố trí tối thiểu từ 1-2 cán bộ chuyên trách về KHCN. Tuy nhiên, việc phân bổ cán bộ KHCN đến nay ở cấp này còn bất cập, hầu hết các huyện, thành mới có cán bộ kiêm nhiệm về lĩnh vực KHCN. Cũng vì thiếu cán bộ KHCN ở cơ sở đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động chuyển giao các kết quả nghiên cứu khoa học vào đời sống địa phương; không kịp thời phát hiện, đề xuất nhu cầu sản xuất đời sống người dân. Hơn thế nữa, do thiếu cán bộ KHCN ở cơ sở nên lâu nay tại các địa phương, còn một khoảng trống lớn trong việc tham gia quản lý Nhà nước về KHCN trên các lĩnh vực như kiểm tra đo lường, tiêu chuẩn chất lượng, sở hữu trí tuệ...
 
Tại các cuộc hội thảo, giao ban ngành KHCN tỉnh gần đây, nhiều đại biểu khẳng định lại, từ lâu KHCN có vị trí “quốc sách hàng đầu”, chẳng thua kém lĩnh vực giáo dục-nó tác động mạnh mẽ đến hầu hết các mặt của đời sống kinh tế xã hội... Nhiều tỉnh, thành như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng... đã làm khá tốt về phân bổ, bố trí cán bộ KHCN ở cơ sở. Bên cạnh đó, họ còn mạnh dạn thành lập các bộ phận phòng, ban phụ trách lĩnh vực KHCN, nhằm tạo cầu nối đưa KHCN từ tỉnh về sơ sở và ngược lại để giúp người dân thẩm thấu tốt về lĩnh vực này. Nhiều ý kiến đưa ra trong các dịp này, hiện Thừa Thiên Huế đang phấn đấu đến năm 2020 trở thành trung tâm KHCN của cả nước. Vì thế, tỉnh không thể không có những chính sách đầu tư hợp lý về nhân, vật lực cho ngành KHCN; trong đó có đội ngũ cán bộ KHCN đủ tâm và tầm làm việc tại bộ phận chuyên trách KHCN ở cơ sở.
 
“Để đáp ứng yêu cầu cho giai đoạn hiện nay, Thừa Thiên Huế cần quan tâm, bố trí cán bộ KHCN cơ sở đúng, đủ theo Luật. Nếu không sẽ không khuyến khích và phát huy được hoạt động KHCN và thậm chí sẽ tụt lùi”-ông Trần Ngọc Nam khẳng định.

Bài, ảnh: Minh Văn 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lan tỏa văn hóa tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ trong giáo dục

Ngày 26/4, Cục Sở hữu Trí tuệ (SHTT), Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp cùng Tập đoàn Giáo dục EQuest và Trường đại học Phú Xuân tổ chức lễ chào mừng Ngày SHTT thế giới với chủ đề “SHTT và các mục tiêu phát triển bền vững: Xây dựng tương lai chung bằng đổi mới và sáng tạo”. Tham dự sự kiện có ông Lưu Hoàng Long, Cục trưởng Cục SHTT. Về phía tỉnh có ông Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh. Sự kiện còn thu hút gần 60 đại biểu quốc tế.

Lan tỏa văn hóa tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ trong giáo dục
Ứng dụng công nghệ trong điều tra dân số và nhà ở

Cùng với cả nước, trong tháng 4 này, Thừa Thiên Huế đồng loạt ra quân và tăng tốc thực hiện điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024. Với sự trợ giúp từ phần mềm CAPI (một mô-đun phỏng vấn cá nhân và phỏng vấn thực địa chuyên dụng) trên thiết bị điện tử đã giúp các lực lượng điều tra viên “tăng tốc” trong quá trình thực hiện điều tra.

Ứng dụng công nghệ trong điều tra dân số và nhà ở

TIN MỚI

Return to top