ClockThứ Sáu, 03/08/2018 13:00

Tri ân bằng cả tấm lòng

TTH - Từ trong kháng chiến, những tên đất, tên người ở A Lưới đã đi vào lịch sử. Ghi nhận những công lao to lớn của đồng bào các dân tộc nơi đây, các cấp, các ngành đang nỗ lực thực hiện tốt công tác đền ơn đáp nghĩa.

“Thắp lửa truyền thống - sáng mãi niềm tin”Tri ân

Căn nhà của bà Kả Mường đang dần hoàn thiện

“Với mục đích khống chế hành lang chiến lược phía Tây dãy Trường Sơn và ngăn chặn sự chi viện từ miền Bắc vào miền Nam, đế quốc Mỹ đã ra sức càn quét, đánh phá địa bàn này hòng phá vỡ hành lang vận chuyển chiến lược của ta. Điểm di tích lịch sử Đồi A Bia tại xã Hồng Bắc là nơi diễn ra trận đánh rất ác liệt giữa bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích của ta với quân đội Mỹ thời điểm đó...” . Chủ tịch Hội Cựu chiến binh huyện A Lưới Lê Anh Miêng mở đầu câu chuyện.

Ông Lê Anh Miêng bồi hồi kể lại: Tháng 5/1969, địch chọn A Bia làm địa điểm tập kết quân gồm lực lượng 13 tiểu đoàn (trong đó, có 8 tiểu đoàn Mỹ, 5 tiểu đoàn VNCH) kết hợp với lực lượng không quân, pháo binh, xe tăng yểm trợ, mưu đồ hòng phá vỡ hành lang vận chuyển chiến lược của ta. Biết trước âm mưu của địch, cùng phối hợp với các đơn vị bộ đội chủ lực, quân và dân A Lưới đã ngoan cường, mưu trí, chiến đấu bảo vệ vững chắc căn cứ địa, kho tàng, tuyến hành lang 559 chiến lược, tiêu diệt 1.500 tên địch, phá huỷ nhiều phương tiện chiến tranh. Chiến thắng A Bia là nguồn cổ vũ lớn cho quân dân ta, và ngọn đồi này như báo chí phương Tây gọi là "tử địa, đồi thịt băm", nỗi khiếp sợ của binh lính Mỹ.

Thời điểm ác liệt nhất trong kháng chiến, nhiều người con ưu tú của A Lưới đã xung phong gùi hàng, tải đạn tiếp tế, đồng thời đánh địch bảo vệ đường 559. Biết bao người đã anh dũng ngã xuống để làm nên huyền thoại cho quê hương. A Bia trở thành biểu tượng của chiến thắng, nơi ghi dấu sức mạnh, ý chí quyết tâm, tinh thần quả cảm của quân và dân A Lưới.

43 năm sau chiến tranh, A Lưới bây giờ đã có một diện mạo khác. Công tác đền ơn đáp nghĩa được các cấp, ngành huyện A Lưới nỗ lực thực hiện tốt nhất trong điều kiện có thể. Xã Đông Sơn là nơi gánh chịu hậu quả nặng nề nhất sau chiến tranh, hiện có 117 đối tượng đang hưởng trợ cấp; trong đó, có 65 đối tượng bệnh binh, 50 trường hợp có công cách mạng, 5 thương binh, 5 người hưởng trợ cấp tiền tuất, 42 trường hợp nhiễm chất độc hóa học và hàng chục người phục vụ thương bệnh binh. Thành tích của Đông Sơn trong công tác đền ơn đáp nghĩa là không còn tồn đọng trường hợp chính sách nào chưa được giải quyết.

Theo chân chị Lê Thị Bích, cán bộ xã Đông Sơn, chúng tôi đến thăm gia đình bà Kả Mường, là mẹ của liệt sĩ đang được hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà tình nghĩa. Là hộ nghèo thuộc diện chính sách, hiện bà Mường sống cùng đứa cháu nội sau khi chồng mất do bệnh nặng. Ngoài tiền trợ cấp hằng tháng, bà Mường chỉ trông nhờ vào mấy sào ruộng và mảnh vườn nhỏ. Cảm thông hoàn cảnh khó khăn của bà, xã đã hỗ trợ xây dựng căn nhà mới với kinh phí gần 50 triệu đồng; cùng đó, sự đóng góp ngày công, vật liệu xây dựng… của bà con, láng giềng, các ban, ngành, đoàn thể trong xã, đảm bảo căn nhà xây dựng được kiên cố, khang trang. Bà Mường xúc động: “Được hỗ trợ xây dựng nhà ở mới, tui phấn khởi quá! Có căn nhà này rồi, mùa mưa bão tới đây bà cháu đỡ lo lắng hơn…”.

Niềm hạnh phúc của bà Mường cũng là hạnh phúc chung của các gia đình chính sách khác tại A Lưới. Bà Hồ Thị Đơm, ở thôn Diên Mai, xã A Ngo là Anh hùng LLVTND, với hoàn cảnh neo đơn, vất vả nên được địa phương hỗ trợ kinh phí 80 triệu đồng xây dựng căn nhà mới. Hôm chúng tôi đến, công trình đang được thi công. Nhìn bà rưng rưng mới thấy được niềm hạnh phúc đến thế nào. Ông Nguyễn Đức, Chủ tịch UBND xã A Ngo, cho hay: Ngoài kinh phí hỗ trợ, địa phương huy động lực lượng thanh niên, dân quân phụ giúp ngày công; đồng thời huy động gia đình đóng góp thêm để căn nhà hoàn thiện khang trang, với tổng mức đầu tư hơn 150 triệu đồng.

A Lưới ngày càng phát triển. Các địa danh như: Đông Sơn, Hồng Bắc, Hồng Kim, Bắc Sơn… đang "chuyển mình" đi lên. Bà Kăn Đá, ở thôn Lê Lộc 2, xã Hồng Bắc, là người có công với cách mạng, chia sẻ: “Nhờ các cấp quan tâm, gia đình tôi đã có điều kiện đầu tư mở thêm hàng quán kinh doanh, nên thu nhập của gia đình tăng lên rất nhiều. Với các chính sách hỗ trợ phát triển trồng rừng, cây công nghiệp và phát triển chăn nuôi, nhiều gia đình chính sách, có công cách mạng nay cuộc sống đã khác trước rất nhiều, không ít hộ đã giàu lên…”.

Theo ông Hồ Nam Đông, Trưởng phòng Lao động, TB&XH huyện A Lưới, các chính sách đối với người có công được các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm thực hiện. Huyện đã tập trung lồng ghép thực hiện các lĩnh vực đầu tư phát triển sản xuất, khai hoang, bố trí giản dân, lập vườn… đều chú trọng ưu tiên các gia đình thương binh, liệt sĩ, người có công với cách mạng.

Đến nay, toàn huyện A Lưới xây dựng, sửa chữa trên 2.200 ngôi nhà mới cho đối tượng chính sách có nơi ở ổn định, đạt tiêu chuẩn; giao đất trồng mới hơn 3.000 ha rừng, giải quyết đất sản xuất cho hơn 1.600 hộ, với diện tích trên 210 ha, đảm bảo điều kiện sản xuất cho các đối tượng chính sách, người có công…

Bài, ảnh: Bá Trí

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phú Lộc: Dâng hương tri ân các Anh hùng liệt sĩ

Sáng 22/3, Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Phú Lộc tổ chức lễ viếng, dâng hương tri ân Anh hùng liệt sĩ nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng quê hương Phú Lộc (24/3/1975 - 24/3/2024), kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng quê hương Thừa Thiên Huế (26/3/1975 - 26/3/2024), hướng đến kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024).

Phú Lộc Dâng hương tri ân các Anh hùng liệt sĩ
Tri ân, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ Gạc Ma

Ngày 14/3, tròn 36 năm sự kiện Gạc Ma (14/3/1988), tại Khu tưởng niệm các chiến sĩ Gạc Ma (xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa), Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân tổ chức dâng hương tưởng nhớ các Anh hùng liệt sĩ đã anh dũng hy sinh trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Tri ân, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ Gạc Ma
Tết thầy

Với truyền thống “tôn sư trọng đạo”, “Mùng 3 Tết thầy” đã trở thành một phong tục đẹp vào dịp Tết cổ truyền, được các thế hệ học trò gìn giữ cho đến ngày nay.

Tết thầy
Những “trái ngọt” từ tấm lòng tử tế

Những người tôi đã gặp có những hoàn cảnh, công việc khác nhau, nhưng có một điểm chung là sống vì cộng đồng, không tiếc sức, tiếc của riêng góp phần mở đường giao thông, làm thay đổi diện mạo đời sống ở địa phương.

Những “trái ngọt” từ tấm lòng tử tế
Return to top