ClockThứ Hai, 06/02/2017 14:07

Triển vọng nuôi gà Ai Cập lấy trứng

TTH - Với thu nhập từ vài chục đến hàng trăm triệu đồng/năm, mô hình nuôi gà Ai Cập lấy trứng mang lại hiệu quả kinh tế, thu hút nhiều nông hộ tham gia.

Năng suất trứng cao

Từ năm 2014, Trung tâm Khuyến nông lâm ngư tỉnh (TTKNLN) đưa vào triển khai mô hình nuôi gà Ai Cập lấy trứng ở một số địa phương trên địa bàn. Kết quả bước đầu cho thấy, đây là giống gà đẻ khỏe, ít dịch bệnh và thích nghi với mô hình nuôi nông hộ nên được nhiều bà con nông dân lựa chọn.

Gà ri có chất lượng trứng mặc dù được ưa chuộng, nhưng năng suất đẻ trứng thấp, chỉ 100-120 quả/năm. Đối với gà Ai Cập, trứng có chất lượng tương đương gà ri nhưng năng suất đạt 200-220 quả/năm. Trứng gà Ai Cập có trọng lượng bằng trứng gà ri nhưng lòng đỏ lớn, thơm ngon, được thị trường ưa chuộng.

Tại xã Quảng Lợi (huyện Quảng Điền), TTKNLN hỗ trợ 550 con gà Ai Cập và một số lượng bột làm thức ăn cho 4 hộ dân trên địa bàn các thôn Tháp Nhuận, Thủy Lập. Sau quá trình nuôi, các hộ dân không chỉ lấy trứng bán mà còn chuyển sang mô hình nuôi lấy thịt, đạt hiệu quả kinh tế cao. Bà Phạm Thị Thủy (thôn Tháp Nhuận) cho biết: “Trước đây, tận dụng vườn rộng, bà triển khai mô hình nuôi gà công nghiệp nhưng do nông hộ nhỏ lẻ nên hiệu quả kinh tế không cao. Từ năm 2015, được TTKNLN hỗ trợ 100% giống, một phần thức ăn bột và thú y hỗ trợ kỹ thuật, sau quá trình nuôi, 125 gà Ai Cập đã cho trứng đều đặn, mang lại thu nhập cho gia đình khoảng trên dưới 30 triệu đồng/năm”.

Theo bà Thủy, gà Ai Cập có khả năng chống chịu dịch bệnh tốt và thích hợp với mô hình chăn nuôi nông hộ. “Gà nuôi tầm 20 tuần tuổi là đẻ. Trọng lượng trứng khoảng 3 lạng/quả, giá bán khoảng 3-3.500 đồng/quả. Chất lượng trứng cao, đầu ra ổn định nên các nông hộ nuôi gà Ai Cập có thu nhập ổn định”, bà Thủy khẳng định.

Ông Nguyễn Khễ (thôn Cổ Tháp) cho biết, ngoài nuôi gà Ai Cập lấy trứng, ông còn chuyển 80 con sang nuôi bán thịt. “Thịt gà Ai Cập thơm ngon, có xương, chân đen nên dễ bán”, ông Khễ chia sẻ.

Nhân rộng mô hình

Ông Phan Đăng Bảo, Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Lợi cho biết: “Từ những hộ dân nhỏ lẻ, nuôi gà Ai Cập lấy trứng đã phát triển những trang trại với quy mô vừa trên vùng rú cát Quảng Lợi. Hiện đã có 2 trang trại đưa gà Ai Cập vào nuôi với số lượng từ 100-150 con”.

Theo TTKNLN, nhằm từng bước đa dạng hóa vật nuôi, mở rộng phát triển chăn nuôi giống gà chuyên trứng đáp ứng nhu cầu cung cấp trứng chất lượng cao cho người tiêu dùng, từ năm 2014, đơn vị đã thực hiện mô hình nuôi gà Ai Cập lấy trứng tại 11 địa phương với trên 50 hộ dân tham gia, tổng số gà đưa vào nuôi 5.660 con (bình quân mỗi hộ gia đình nuôi 100-120 con). Nhận thấy hiệu quả từ mô hình, trong năm 2016, tại các địa phương như Phú Vang, Phong Điền, Nam Đông đã triển khai mô hình nuôi gà Ai Cập lấy trứng trên 5 xã với 60 hộ dân tham gia, quy mô khoảng 100-200 con/hộ.

Ông Nguyễn Văn Dũng, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Phong Điền cho biết: “Nhận thấy mô hình hiệu quả, địa phương đã lồng ghép vào chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), từ nguồn vốn này hỗ trợ cho các hộ dân, phát triển mô hình nuôi gà Ai Cập lấy trứng nhằm đa dạng hóa vật nuôi, mang lại thu nhập khá cho nhiều hộ dân ở các xã NTM”.

Đến nay, các địa phương như Hương Toàn, Hương Phong, Hương Văn (Hương Trà), Quảng Lợi (Quảng Điền), Thủy Phương (Hương Thủy) đã phát triển mô nuôi gà Ai Cập lấy trứng trong hơn 100 hộ gia đình với quy mô từ 50-100 con/hộ. Ông Hoàng Vọng, Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện Quảng Điền khẳng định: “Hiệu quả mô hình nuôi gà Ai Cập lấy trứng đã thấy rõ do giống gà này dễ nuôi, phù hợp với phương thức thả vườn và khả năng đầu tư của từng hộ gia đình. Để phát triển, nhân rộng mô hình cần có thêm các buổi tập huấn kỹ thuật cho các hộ dân tham gia; các địa phương trên địa bàn huyện cần đưa mô hình vào nhân rộng trong chương trình khuyến nông, NTM”.

Hà Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lưu ý doanh nghiệp trước những chính sách mới của Ai Cập

Trước những chính sách tiền tệ mới của Ai Cập sẽ có tác động theo chiều hướng tích cực (ít nhất trong ngắn hạn) với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam, Thương vụ Việt Nam tại Ai Cập lưu ý doanh nghiệp cần phối hợp chặt chẽ với bên nhập khẩu để chuẩn bị và làm rõ yêu cầu với sản phẩm của mình bởi các chính sách mới còn chưa được phía cơ quan chức năng Ai Cập quy định rõ ràng.

Lưu ý doanh nghiệp trước những chính sách mới của Ai Cập
Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC):
Triển vọng tăng trưởng tươi sáng hơn, nhưng rủi ro vẫn còn

Được thúc đẩy bởi chi tiêu của người tiêu dùng và chính phủ, cũng như ngành du lịch, nền kinh tế khu vực Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) được ước tính tăng trưởng 3,5% vào năm 2023, và dự kiến sẽ duy trì tăng trưởng ở mức 3,2% trong năm 2024, cao hơn so với các ước tính trước đó, theo Đơn vị Hỗ trợ Chính sách APEC (PSU).

Triển vọng tăng trưởng tươi sáng hơn, nhưng rủi ro vẫn còn
Năm 2024: Triển vọng kinh tế ASEAN vẫn tích cực

Theo dữ liệu sẵn có gần đây nhất của năm 2022, tổng GDP danh nghĩa của 10 nước thành viên ASEAN tính bằng USD lên tới 3.600 tỷ USD, tăng hơn gấp đôi so với tổng GDP 1.600 tỷ USD của năm 2009, và cao hơn một chút so với Ấn Độ - quốc gia có GDP đạt 3.500 tỷ USD vào năm 2022.

Năm 2024 Triển vọng kinh tế ASEAN vẫn tích cực
Return to top