ClockThứ Bảy, 14/04/2018 06:00

Triển vọng từ ớt sừng bò

TTH - Được công ty cung ứng giống, bao tiêu 100% sản phẩm, ớt sừng bò đang được triển khai trồng ở huyện Phong Điền, mở ra triển vọng mới cho sản xuất nông nghiệp ở vùng ven biển, đầm phá.

Phát triển nông nghiệp theo chiều sâuKhát vọng nâng cao thương hiệu, tạo giá trị cho sản phẩm nông nghiệp

Ớt sừng bò cho năng suất cao, được bao tiêu sản phẩm nên người trồng ở Điền Lộc, Điền Hòa rất yên tâm

Lãi gấp 5-7 lần trồng lúa

Ớt sừng bò được Công ty CP Đầu tư Quốc tế Thiên An (Công ty Thiên An) phối hợp với các địa phương trên địa bàn cung ứng giống nhập khẩu, phân bón hữu cơ; khoáng đa vi lượng, kỹ thuật cho các hộ dân triển khai. Công ty ký hợp đồng bao tiêu 100% sản phẩm trong 3 năm (có thể điều chỉnh giá theo từng năm) đối với đầu mối các HTX.

Ông Trần Đình Khôi, Giám đốc HTX NN Điền Lộc cho biết, đến nay địa phương đã hợp tác sản xuất với công ty trên diện tích 4,5ha với hơn 100 hộ dân tham gia trồng. Là vụ đầu tiên, triển khai trồng trong 1,5 tháng, mặc dù chưa thu hoạch nhưng quá trình sinh trưởng, ước lượng số trái trên cây cho thấy, đây là giống ớt nhập khẩu quả to, dài gần 30cm, cho năng suất cao và khả năng chống chịu sâu bệnh.

Theo cán bộ kỹ thuật của công ty, 1 sào (500m2) ở miền núi có thể canh tác mật độ 1.500-1.600 cây, lãi 8-10 triệu đồng/sào. Ở đồng bằng do luống rộng, chỉ trồng được hơn 1.000 cây/sào. Qua tính toán, với giá thu mua 5 nghìn đồng/kg đã ký kết với công ty, bình quân mỗi sào bà con lãi từ 5-7 triệu đồng/lứa trồng. Chu kỳ sinh trưởng của cây ớt đến khi cho trái thu hoạch khoảng 45 ngày, có thể thu hoạch chia làm 5 đợt do cây sau khi hái tiếp tục đẻ nhánh và cho trái. Mỗi năm có thể trồng 3-4 lứa ớt sừng bò, nâng cao hiệu quả sử dụng đất trên một đơn vị diện tích.

Ông Lê Quang Mới, một hộ dân tham gia mô hình phấn khởi: “Từ trước đến nay, nông sản của bà con trồng ra không chỉ sợ mất mùa mà còn lo đầu ra, giá cả bấp bênh. Việc trồng màu hay lúa mà được các công ty liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm thì bà con rất yên tâm. Công ty cung ứng trước chi phí phân bón, thuốc và hướng dẫn kỹ thuật cho bà con nên người trồng chủ động được nguồn vốn. Theo bà con nông dân, đến nay bình quân mỗi cây ớt sừng bò cho 1,5kg trái, với giá mua 5 nghìn đồng/kg, trồng loại ớt này sẽ lãi gấp 5-7 lần so với trồng lúa”.

Tại xã Điền Hòa, địa phương này cũng liên kết với Công ty Thiên An đưa vào sản xuất 2ha giống ớt sừng bò. Mặc dù đầu vụ gặp rét kéo dài làm chậm sinh trưởng, nhưng đến nay cơ bản số diện tích ớt được bà con đưa vào sản xuất phát triển khá tốt.

Ớt sạch vùng biển

Hiện, Công ty Thiên An đã phát triển trên 2.000 ha ớt sừng bò tại các địa phương trong cả nước. Trong đó, đã ký hợp đồng với đối tác Hàn Quốc trồng 600 ha ớt xuất khẩu. Công ty này có kế hoạch mở rộng diện tích khoảng 50 trên địa bàn tỉnh với phương thức trồng ứng dụng phân bón hữu cơ và khoáng theo quy trình sản xuất nông sản an toàn.

Ông Trần Đình Khôi cho biết, so với ớt chỉ thiên và ớt chỉ địa hiện nay, việc trồng ớt theo mô hình của Công ty Thiên An mang lại lợi nhuận gấp 2 lần và giảm số nhân công xuống một nửa. Đây là loại cây trồng canh tác đơn giản, hiệu quả cao. Vụ tới, HTX sẽ tiến hành liên kết sản xuất, ký kết thêm hợp đồng với công ty để mở rộng diện tích lên khoảng 10 ha.

So với các loại rau màu thông thường, ớt sừng bò là cây trồng mới và lần đầu tiên triển khai trên địa bàn tỉnh, được định hướng trồng theo phương pháp an toàn; mở ra triển vọng hàng hóa, sản xuất ớt sạch cho bà con nông dân từ loại nông sản này.

Anh Hồ Ngọc Minh Phương, cán bộ nông nghiệp xã Điền Lộc đánh giá, quá trình trồng, chăm sóc, thu hoạch ớt xanh đều tuân thủ quy trình khá nghiêm ngặt. Sau khi chuẩn bị làm đất, bón lót, phủ bạt, hạt giống được ươm trong 20 ngày sẽ đưa ra mặt ruộng trồng đồng loạt. Địa phương đã hướng dẫn bà con nông dân tuân thủ quy trình kỹ thuật của công ty đưa ra. 

Ông Nguyễn Đăng Phúc, Chủ tịch UBND xã Điền Hòa thông tin, trước mắt, địa phương cử cán bộ kỹ thuật theo dõi, kiểm tra thường xuyên quá trình sinh trưởng của giống ớt sừng bò nhằm tuân thủ quy trình trồng, chăm sóc của công ty và chủ động phòng trừ sâu bệnh. Về lâu dài, sau thu hoạch, sẽ hạch toán chi phí, tiền lãi trên một đơn vị diện tích để hướng dẫn bà con đầu tư, mở rộng diện tích.

Bài, ảnh: Hà Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
Kích thích làm nông nghiệp công nghệ cao

Sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đang là xu hướng phát triển của nền nông nghiệp nói chung và ngành nông nghiệp tỉnh nói riêng. Tuy nhiên, với chi phí đầu vào đắt đỏ và đầu ra vẫn còn chưa phổ dụng thì cần có chính sách kích cầu cho doanh nghiệp, cá nhân tham gia.

Kích thích làm nông nghiệp công nghệ cao
Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.

Nông nghiệp huyện Phú Lộc đang từng bước chuyển dịch theo hướng hàng hóa, ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Sản xuất gắn với bảo quản, chế biến, quảng bá và liên kết tiêu thụ sản phẩm nên người dân yên tâm.

Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp
Return to top