ClockThứ Hai, 09/12/2019 08:28

Tượng đài bên sông Hương

TTH - Tại Hội thảo “Phát huy các thiết chế văn học nghệ thuật trong phát triển du lịch ở Thừa Thiên Huế” tôi rất tâm đắc với đề nghị xây dựng “đồi thi nhân” của nhà thơ Tần Hoài Dạ Vũ và đề xuất “giải pháp phát triển cho tiềm năng du lịch vườn tượng” của KTS. Phạm Đăng Nhật Thái. Từ hai đề xuất này tôi mạn phép có đôi điều trao đổi thêm.

Những trang sách đậm phong vị Huế“Quả ngọt” mùa giải văn học nghệ thuật cố đô

Tượng Phan Bội Châu 

Mới nghe nói “đồi thi nhân” tôi đã nghĩ đến khu danh thắng Ghềnh Ráng gắn với mộ Hàn Mặc Tử ở ven biển Quy Nhơn, dưới chân đồi là bãi tắm Hoàng hậu tuyệt đẹp. Đồi thi nhân ở Quy Nhơn đã được Bộ VHTTDL ra quyết định công nhận danh thắng quốc gia. Nhà thơ Nguyễn Văn Bổn chưa đề xuất địa điểm nhưng tôi đã nghĩ là không có nơi nào thích hợp hơn, và đẹp hơn đồi Vọng Cảnh.

Các vườn tượng thì đã có sẵn. Đó là thành quả của 5 trại sáng tác điêu khắc quốc tế, quy tụ các nhà điêu khắc đến từ nhiều quốc gia, và nhiều tỉnh, thành phố của Việt Nam. Cuộc hội ngộ của đủ mặt các nhà điêu khắc đại diện cho nhiều nền văn hoá trên thế giới đã làm cho phong cách nghệ thuật các tác phẩm đa dạng, phong phú. Có những tác giả đã làm giàu thêm cho Cố đô Huế bằng phong cách hoàn toàn mới lạ của một nền văn hoá khác. Các tác giả đã đồng thuận ký tên vào một văn bản xác nhận trao tặng quyền sở hữu tác phẩm của mình cho Nhân dân thành phố Huế. Đây là thiện chí và là tình cảm của các tác giả dự trại sáng tác đối với Huế.

Có 2 vườn tượng ở ngoại vi thành phố, nằm trong khu du lịch Tam Giang và Thiên An. 3 vườn tượng bố trí dọc hai bên bờ sông Hương, ở công viên Lý Tự Trọng (trước Trường Quốc Học và Hai Bà Trưng), công viên 3-2 và công viên Phu Văn Lâu với gần 100 tác phẩm, chủ yếu bằng chất liệu đá.

Các trại sáng tác nói trên đáp ứng một phần nhu cầu tôn tạo cảnh quan bên bờ sông Hương, góp phần thúc đẩy sự phát triển nền điêu khắc hiện đại của thành phố Huế. Các nghệ sĩ đến dự trại đã phát huy tối đa năng lực sáng tạo của mình cho một dự án có mục đích. Họ tự do thể hiện tác phẩm phù hợp với chủ đề của trại theo các khuynh hướng nghệ thuật và sự tìm tòi sáng tạo cá nhân. Những tác phẩm điêu khắc đương đại, đậm đà bản sắc dân tộc và những tác phẩm thuộc nhiều nền nghệ thuật trên thế giới đã chung sống với di sản nghệ thuật Cố đô bên bờ sông Hương thơ mộng.

Tượng Cô gái Việt Nam

Tuy nhiên, trong khuôn khổ của một trại sáng tác khó có thể để lại những tác phẩm xuất sắc. Một số tác phẩm chưa hài hòa với nghệ thuật truyền thống Huế. Sắp xếp, bố cục vườn tượng còn rối rắm, chưa hợp lý. Vì vậy, muốn phát huy hiệu quả thì các vườn tượng phải được quy hoạch lại. Chỉ giữ lại những tác phẩm tinh túy, mạnh dạn đưa một số tác phẩm không thích hợp tập kết về một địa điểm khác. Đồng thời, cần được bổ sung thêm một số tác phẩm nhằm tôn vinh các giá trị văn hóa Việt Nam, văn hóa Huế.

Huế có đường Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Du, Cao Bá Quát, Xuân Diệu, Văn Cao… Nhưng các bậc thi bá ấy đều chưa có tượng. Khi đã có thì tượng các nhà thơ lớn ấy nên dựng ở các công viên dọc bờ sông Hương. Du khách, và cả người Huế, khi dạo chơi sẽ tưởng như đang mơ màng với “Tiếng sáo Thiên Thai”, “Suối mơ”; như được thì thầm, trò chuyện cùng nhà thơ từng viết “Hương Giang nhất phiến nguyệt/Kim cổ hứa đa sầu”; “Trường Giang như kiếm vạch thanh thiên”… Và miên man thế sự với người “Đem thân cho thế gian ngồi”, “Lòng trung ở với nước nhà”…

Tôi nghĩ, đó là những tượng đài Sông Hương!

Bài, ảnh: Thanh Tùng

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nên tổ chức đua thuyền trước công viên Trịnh Công Sơn

Lâu nay lễ hội đua thuyền cuả tỉnh và TP.Huế trong các ngày lễ được tổ chức qui mô lớn trên sông Hương đoạn trước Phu Văn Lâu. Theo tôi tổ chức đua thuyền trên khúc sông trước công viên Trịnh Công Sơn thì hợp lí hơn.

Nên tổ chức đua thuyền trước công viên Trịnh Công Sơn
Đến hẹn lại... đua

Đã thành thông lệ, đúng vào dịp kỷ niệm giải phóng 26/3, sông Hương lại dậy sóng với lễ hội đua ghe truyền thống thành phố Huế. Người Huế gọi dịp này là đua ghe 26/3 để phân biệt với lễ hội đua ghe truyền thống tổ chức vào dịp Quốc khánh 2/9, có quy mô toàn tỉnh.

Đến hẹn lại  đua
Huế xưa Huế mới

“Huế cổ kính, mà luôn luôn mới mẻ, bất ngờ. Ai đã từng dành trọn buổi sớm mai sương khói hay buổi chiều tà mát mẻ đi một vòng dọc hai bờ sông Hương mới cảm nhận được sức sống kỳ diệu của thành Huế bây giờ… Huế đi lên từng ngày, dần xứng tầm là một đô thị di sản, một trung tâm văn hóa, giáo dục, du lịch và y tế chuyên sâu tương lai của nước nhà, của khu vực” - Đó là những cảm nhận sâu sắc của một người bạn xa về một Huế “muôn đời đẹp và thơ”.

Huế xưa Huế mới
Cầu... nối lòng dân

Chuyện thật đáng mừng cho đất nước ta là có hàng trăm cây cầu được xây mới trong những năm vừa qua đến từ sự đóng góp của cá nhân người dân, nhóm thiện nguyện, doanh nghiệp. Điều đó cho thấy lời kêu gọi Nhà nước và Nhân dân cùng làm là giải pháp hiệu quả cho những thách thức lớn về phát triển cơ sở hạ tầng trong mọi thời kỳ.

Cầu  nối lòng dân
Đặc sản của Huế

Nếu nói đến đặc sản Huế chắc nhiều người nghĩ ngay đến ẩm thực, tức là nghĩ đến cái “dạ dày”. Ai tinh tế hơn thì nghĩ đến chiều sâu văn hóa, ví dụ như di sản (vật thể và phi vật thể), thậm chí là giọng nói; trang phục.

Đặc sản của Huế
Return to top