Thế giới

UNICEF: Bất chấp tình hình dịch, phải giữ trường học mở cửa

ClockThứ Hai, 20/12/2021 09:12
TTH.VN - Tuy số ca nhiễm COVID-19 trên toàn thế giới vẫn chưa có dấu hiệu giảm, song Cựu Giám đốc điều hành của Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp quốc (UNICEF) Henrietta Fore cho rằng các trường học trên toàn thế giới vẫn phải tránh tối đa khả năng đóng cửa.

Thổ Nhĩ Kỳ phong tỏa toàn diện để ngăn Covid-19, Nhật Bản tăng công suất tiêm chủngHạn chế đi lại vì COVID-19 và mặt lợi cho cuộc chiến chống biến đổi khí hậuLHQ vạch ra “biện pháp mạnh mẽ” cho giáo dục trong đại dịchASEAN đối mặt thách thức trong việc học trực tuyến giữa đại dịch COVID-19Dịch COVID-19 có thể sẽ kéo dài đến cuối năm 2020

Do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 và những biến thể nguy hiểm, hàng trăm triệu trẻ em trên toàn thế giới không thể tới trường. Ảnh minh họa: UNICEF/Nhân dân

Bà Henrietta Fore nhận định: “Khi tình hình lây nhiễm COVID-19 trong cộng đồng gia tăng và các biện pháp y tế công cộng trở thành nhu cầu thiết yếu, thì trường học vẫn phải là nơi đóng cửa cuối cùng và mở cửa đầu tiên”.

Cụ thể, không phủ nhận là đại dịch đã và đang tác động lớn đến hoạt động dạy và học trên toàn thế giới, thúc đẩy tất cả những người làm trong ngành giáo dục phải thay đổi và vượt qua hàng loạt thử thách trong việc truyền tải kiến thức qua hình thức học trực tuyến.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, học sinh phải trải qua những thách thức về sức khỏe tâm thần trong thời kỳ đại dịch do hạn chế tiếp xúc với mọi người theo yêu cầu của các hạn chế chống dịch, cũng như chống chọi với áp lực lớn về thành công trong học tập.

Đơn cử, Malaysia báo cáo mức độ lo lắng cao (lên đến 48%) và trầm cảm (45%) xảy ra đối với học sinh trong thời buổi đại dịch.

Theo bà Henrietta Fore, có “bằng chứng rõ ràng” và diễn ra trong thời gian dài, rằng việc đóng cửa trường học trên toàn quốc kéo dài sẽ dẫn đến nguồn lực hạn chế cho học sinh, giáo viên và cả phụ huynh. Cùng lúc, thiếu khả năng tiếp cận hình thức học từ xa sẽ gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng.

Những hạn chế đóng cửa trường học để chống dịch đã xóa sổ tiến bộ hàng thập kỷ trong ngành giáo dục và khiến tuổi thơ của nhiều trẻ em bị tác động.

Ngoài việc học hành sa sút, người đứng đầu UNICEF cũng thông tin rằng trẻ em cũng trở nên kém an toàn hơn khi bị loại khỏi môi trường học đường, bỏ lỡ các tương tác trực tiếp hằng ngày với bạn bè, cũng như bỏ lỡ khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe...

Theo dữ liệu của Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp quốc, thế hệ học sinh này có thể mất đến tổng cộng 17 nghìn tỷ USD thu nhập tiềm năng cả đời.

Đề cập đến giải pháp, bà Henrietta Fore cho rằng những biện pháp chống dịch trong trường học là hiệu quả và chính phủ các nước phải tận dụng kiến thức này để giữ cho trường học luôn mở cửa.

Các quốc gia thành viên cũng phải tăng cường đầu tư vào kết nối kỹ thuật số để đảm bảo rằng không có bất kỳ trẻ em nào bị bỏ lại phía sau trên con đường học tập của mình.

Bà Henrietta Fore nhấn mạnh: “2022 không thể là một năm mà việc học tiếp tục bị gián đoạn. Đó cần là một năm mà giáo dục và lợi ích tốt nhất của trẻ em được ưu tiên”.

Đan Lê (Lược dịch từ UN News & Khmer Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận
Liên kết hữu ích

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sau COVID, đến lượt nắng nóng buộc các trường học ở Indonesia chuyển sang học trực tuyến

Nắng nóng kỷ lục ở Philippines trong tháng này đã buộc các trường học phải cho học sinh về nhà để học trực tuyến, làm sống lại ký ức về đợt phong tỏa do đại dịch COVID-19 và làm dấy lên lo ngại rằng thời tiết khắc nghiệt hơn trong những năm tới có thể làm sâu sắc thêm sự bất bình đẳng về giáo dục.

Sau COVID, đến lượt nắng nóng buộc các trường học ở Indonesia chuyển sang học trực tuyến
“Lùi lại” để sống bên con

Mùa thi cận kề, nhưng không ít phụ huynh đã bắt đầu thay đổi quan điểm, không còn quá kỳ vọng vào thành tích của con. Điểm cao cũng tốt, không cao cũng không sao miễn con vui khỏe là được. Tôi hiểu điều này khi mình cũng đang có hai con đang ở tuổi đến trường và cũng ở chung tâm trạng lo lắng khi tình trạng học sinh trầm cảm dẫn đến tự tử như một cách để giải thoát… đang lan truyền. Câu chuyện tưởng chừng đã cũ nhưng hệ lụy để lại đầy xót xa.

“Lùi lại” để sống bên con
Return to top