ClockThứ Hai, 03/07/2017 09:30

Văn hóa cho y tế

TTH - Hành hung nhân viên y tế, thậm chí cả ân nhân đưa người thân mình đi cấp cứu; trục lợi bảo hiểm y tế… đang nóng lên thời gian qua, đòi hỏi phải có giải pháp thiết thực, hiệu quả, bền vững lâu dài vì một môi trường y tế văn minh, tính nhân đạo sâu sắc này.

Dư luận hết bất bình vụ việc ông Lô Minh Hương, nhân viên bảo vệ của Bệnh viện Sản - Nhi Nghệ An, bị Nguyễn Ngọc Thái, ở huyện Nam Đàn dùng dao đâm ngay trong khuôn viên của bệnh viện tử vong vào ngày 30/6 vừa qua. Điều đáng nói đây không phải là trường hợp cá biệt, mà đang trở nên báo động ở các bệnh viện.

Tính sơ bộ từ đầu năm đến nay đã có không dưới 5 vụ việc tương tự. Đơn cử như hôm 16/4, Bác sĩ Lê Quang D., Phó khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa Thạch Thất, Hà Nội, trong lúc đang xem hồ sơ bệnh án, thì bị bố bệnh nhi dùng cốc thuỷ tinh đập thẳng vào đầu bất tỉnh; hay trường hợp Bác sĩ P.Đ.V. Khoa Đông y, Bệnh viện Thể thao Việt Nam đang làm việc thì bị 2 đối tượng vào hành hung bị thương. Ngoài ra, không ít trường hợp côn đồ vào tận bệnh viện để truy sát, thậm chí đâm trọng thương người đã đưa người thân mình đi cấp cứu như trường hợp anh Nguyễn Hải Sơn, ở Bắc Ninh, bị người thân bệnh nhân đâm trọng thương tại bệnh viện, sau khi đưa cô gái trẻ gặp tai nạn đi cấp cứu hồi tháng 2 vừa qua…

Một khía cạnh khác trong lĩnh vực y tế cũng đang nhận được sự quan tâm đặc biệt từ dư luận đó là tình trạng trục lợi bảo hiểm y tế. Nhiều người đã lợi dụng thông tuyến khám chữa bệnh đã đi khám, xin thuốc nhiều lần đem bán; nhiều loại thuốc đặc trị giá cao sau khi được cấp, đem bán lại với giá chưa đến phần nửa. Bên cạnh đó, nhiều cơ sở khám chữa bệnh cũng khai khống lượt khám; chỉ định điều trị, cấp thuốc hay kéo dài thời gian điều trị quá mức cần thiết… để thanh toán bảo hiểm. Hậu quả, làm mất cân đối quỹ bảo hiểm y tế.  Số liệu cho thấy, tổng quỹ bảo hiểm y tế được phép sử dụng năm 2017 là 73.000 tỷ đồng nhưng dự báo sẽ phải chi khoảng 80.000 tỷ đồng, tăng 7.000 tỷ đồng…

Nhiều người cho rằng, sở dĩ có những tồn tại trên là do hành vi ứng xử có văn hóa trong lĩnh vực y tế chưa được chú trọng. Mặc dù, Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội và các bệnh viện đã có những động thái như đưa ra những nội quy ứng xử của nhân viên y tế với người bệnh cũng như trách nhiệm của bệnh nhân và người nhà khi đến khám, điều trị; tăng cường an ninh; tăng cường kiểm tra việc khám, điều trị bằng bảo hiểm y tế…  nhưng xem ra kết quả vẫn chưa được như mong muốn; trong đó, ý thức của một bộ phận người bệnh, người nhà bệnh nhân, người tham gia bảo hiểm y tế và ngay cả một số cơ sở khám chữa bệnh…  đối với lĩnh vực y tế còn nhiều hạn chế.

Văn hóa được tạo ra và phát triển trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội, duy trì sự bền vững và trật tự xã hội; là các  hành vi ứng xử đúng mực, luôn nhã nhặn lịch thiệp, kính trên nhường dưới, biết tôn trọng thuần phong mỹ tục, cổ vũ cái tốt và đấu tranh chống cái xấu, có trách nhiệm công dân…

Lâu nay, chúng ta đề cập nhiều đến văn hóa giao thông, văn hóa doanh nghiệp. Từ những vụ việc đã và đang xảy ra, cần thiết phải xây dựng văn hóa trong y tế nhằm tạo ra một môi trường y tế lành mạnh, góp phần nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh, bảo vệ sức khỏe toàn dân.

Đặng Thành

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tạo nếp sống văn hóa từ Ngày Chủ nhật xanh

Góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường, xây dựng cảnh quan, tạo nếp sống văn hóa là thành quả đáng tự hào của cán bộ, đảng viên và Nhân dân huyện Nam Đông khi triển khai Đề án Ngày Chủ nhật xanh “hãy hành động để Thừa Thiên Huế thêm xanh - sạnh - sáng”.

Tạo nếp sống văn hóa từ Ngày Chủ nhật xanh
Văn hóa đọc thay đổi theo kỷ nguyên số

Văn hóa đọc không còn như trước đây, không phải cứ cầm sách mới là đọc sách. Trò chuyện với Thừa Thiên Huế Cuối tuần, bà Hoàng Thị Kim Oanh, Giám đốc Thư viện Tổng hợp Thừa Thiên Huế cho rằng, trong thời đại công nghệ số, độc giả có thể đọc ở bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào chỉ cần có điện thoại, máy tính… kết nối internet.

Văn hóa đọc thay đổi theo kỷ nguyên số
Em và ngày hội đọc sách

So với các bạn cùng trang lứa TP. Huế và vùng đồng bằng, các bạn nhỏ ở huyện vùng núi, vùng xa Nam Đông và A Lưới thiệt thòi hơn nhiều về điều kiện để tiếp cận công nghệ thông tin...

Em và ngày hội đọc sách
Khánh thành “Điểm xanh văn hóa”

Ngày 21/4, tại tổ dân phố 4, Khối Dân vận phường Phường Đúc (TP. Huế) tổ chức khánh thành “Điểm xanh văn hóa”, trị giá hơn 50 triệu đồng.

Khánh thành “Điểm xanh văn hóa”

TIN MỚI

Return to top