ClockThứ Tư, 29/12/2010 05:21

Nhớ chợ quê

TTH - Ngày còn bé, mẹ tôi thường dắt tôi đi phiên chợ quê cuối năm. Mới tửng mửng sáng, mẹ gọi tôi dậy, tung khỏi cái mền, lạnh muốn cắt da, nhưng cái háo hức đi chợ tết là tôi bất chấp. Xoẹt một phút, tôi đã rửa mặt xong, hai mẹ con lúp xúp chạy bộ cho kịp mua hàng. Tôi nhớ như in cảnh chen lấn, xô đẩy ở chợ tết, nên mẹ thường bắt tôi ngồi cạnh cổng chợ, rồi len lỏi mua một số hàng vặt bảo tôi trông. Sau khi mua sắm xong, mẹ dắt tôi ngồi bệt bên vệ đường húp tô bánh canh tôm của bà Xanh hàng xóm; giữa cái se se lạnh lấm tấm những hạt mưa xuân, được ăn tô bánh canh nóng là để đời nhớ mãi.

Không biết cái chợ quê tôi có tự bao giờ, các cụ già kể rằng: Năm Giáp Thìn (1964), quê tôi xảy ra một trận lụt lớn chưa từng có trong lịch sử, người dân tán loạn bỏ nhà chạy lên khu đồi hoang đầu làng tránh lụt. Người ta tá túc che phên, lều tạm bợ ở khu đất này, nhường cơm xẻ áo trong lúc hoạn nạn; dân các địa phương khác chở thực phẩm, thức ăn, thuốc men... đến bán. Ròng rã sáu bảy ngày nước rút, người ta đưa nhau về căn nhà đổ nát của mình; khu đất hoang đã trở thành cái chợ. Từ đây, mọi giao dịch, buôn bán mớ rau, con cá, con tôm... được người dân làng tôi quần tụ tại nơi này; người ta bắt đầu gọi là chợ.

Phiên chợ tết quê tôi bắt đầu tờ mờ sáng hai mươi tám tháp chạp; mới 5 giờ đã đông nghịt người mua, người bán và có cả người đi xem hàng hoá tết. Nói hàng hoá tết là nói cho oai chứ làng tôi nghèo lắm; quanh năm đối diện với cái đói, cái nghèo, chạy ăn từng bữa, nhưng tết đến xuân về ai cũng muốn sắm sanh cho gia đình một cái tết thịnh soạn hơn thường ngày. Chính sự nghèo nàn, khốn khó đó đã phơi bày trên những món hàng thường nhật của biển, của rau dưa ao vườn; do vậy người mua, người bán quá quen mặt nhau nên chuyện mặc cả hiếm hoi xảy ra.


Một góc chợ quê

Ngày còn bé, mẹ tôi thường dắt tôi đi phiên chợ quê cuối năm. Mới tửng mửng sáng, mẹ gọi tôi dậy, tung khỏi cái mền, lạnh muốn cắt da, nhưng cái háo hức đi chợ tết là tôi bất chấp. Xoẹt một phút, tôi đã rửa mặt xong, hai mẹ con lúp xúp chạy bộ cho kịp mua hàng. Tôi nhớ như in cảnh chen lấn, xô đẩy ở chợ tết, nên mẹ thường bắt tôi ngồi cạnh cổng chợ, rồi len lỏi mua một số hàng vặt bảo tôi trông. Sau khi mua sắm xong, mẹ dắt tôi ngồi bệt bên vệ đường húp tô bánh canh tôm của bà Xanh hàng xóm; giữa cái se se lạnh lấm tấm những hạt mưa xuân, được ăn tô bánh canh nóng là để đời nhớ mãi.

Cả chợ quê tôi chỉ có độc nhất hai người bán hàng mà lúc nào cũng đông khách; đó là bà Bốn Điền bán cau trầu, nhang đèn, hàng mã và cô Muộn bán dép, áo quần trẻ con. Còn nhớ năm lên sáu, bảy tuổi, tôi ước ao Tết có cái quần soọc xanh, có hai cái dây vắt qua vai và cái áo sơ mi trắng cộc tay như thằng Hải con ông Hoàng ở xóm giữa; mẹ tôi dắt đến gian hàng cô Muộn lựa vừa đúng cỡ; mẹ thọc tay vào hai túi áo bà ba... móc hoài mà sao chẳng thấy trả tiền. Tôi hậm hực, thút thít hết quãng đường về nhà; mẹ ôm tôi vào lòng, vỗ về; những giọt nước mắt của mẹ lăn dài trên đôi gò má nhăn nheo, xạm đen của người phụ nữ dân biển; tôi nhìn lại mẹ vẫn đầu trần chân đất mà nước mắt tuôn theo.

Sáng nay, đúng vào buổi sáng cuối năm, gặp bà lão gánh trầu rong đi ngang qua tôi rao: Đầu năm mua muối, cuối năm mua trầu đây... đây!. Tôi chợt nhớ lại hình ảnh bà Bốn Điền mà nhớ mẹ, nhớ quê da diết.

 Khoa Thanh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nguồn cảm hứng làm nên những ca khúc bất tử

Nếu tôi không nhầm, thì tiểu thuyết “Vầng trăng Him Lam” của Châu La Việt là một trong ít tác phẩm sớm nhất hướng đến kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024).

Nguồn cảm hứng làm nên những ca khúc bất tử
Thành lập Câu lạc bộ thơ ca Đất Việt xứ Huế

Sáng 30/4 đã diễn ra lễ ra mắt Câu lạc bộ (CLB) Thơ ca Đất Việt xứ Huế, trở thành thành viên thứ 14 của Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát huy thơ ca Đất Việt thuộc Viện Nghiên cứu bảo tồn và Phát huy Văn hóa dân tộc.

Thành lập Câu lạc bộ thơ ca Đất Việt xứ Huế
Return to top