ClockThứ Bảy, 22/01/2022 15:26

Những tháng ngày tịnh dưỡng nơi đất Tổ của thiền sư Thích Nhất Hạnh

TTH.VN - “Tôi đã quyết định trở về Việt Nam để được sống nơi đất tổ, có mặt cùng chư huynh đệ và con cháu của tổ đình cho đến ngày tôi chuyển bỏ hóa thân này” và “muốn nhập diệt tại chốn tổ để con cháu tổ đình có gốc rễ và nơi chốn quay về nương tựa...”.

Tang lễ thiền sư Thích Nhất Hạnh kéo dài trong 7 ngàyThiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch

Thiền sư Thích Nhất Hạnh trong những ngày đầu trở về Tổ đình Từ Hiếu, năm 2018

Đó là lời tâm niệm của thiền sư Thích Nhất Hạnh khi quay trở về Việt Nam, trở về Tổ đình Từ Hiếu vào tháng 10/2018 sau nhiều chục năm xuất dương hoằng đạo. Hơn 3 năm quay về nơi từng xuất gia để tịnh dưỡng, thiền sư Thích Nhất Hạnh có những tháng ngày cuối đời sống trong tình cảm ấm áp của quê hương và đồng đạo.

“Vòng tròn giờ đây đang được khép lại. Tôi thấy rằng đã đến lúc tôi cần trở về tổ đình để chung sống cùng chư huynh đệ những năm tháng này… thiền sư Thích Nhất Hạnh tâm niệm - Do đó, tôi quyết định trở về Việt Nam để được sống nơi đất Tổ. Có mặt cùng chư huynh đệ và con cháu của Tổ đình cho đến ngày tôi chuyển bỏ hóa thân này. Không những thế, giờ đây chúng ta đã có hàng triệu con cháu của Tổ đình Từ Hiếu từ những quốc gia khác nhau khắp nơi trên thế giới. Vì lòng thương tưởng đàn hậu học, tấm lòng lân mẫn đến những thế hệ tương lai đó, tôi muốn nhập diệt tại chốn Tổ để con cháu Tổ đình có gốc rễ và nơi chốn quay về nương tựa...”.

Sau hơn 3 năm tịnh dưỡng ở đất Tổ, nơi chốn nương tựa, thiền sư “đã về đã tới”, viên tịch vào sáng sớm 22/1. Tâm nguyện cuối đời của thiền sư cho chính tang lễ của mình, đó là tang lễ được thực hiện theo hình thức “tâm tang” – khoá tu im lặng, mong mọi người không phúng điếu vòng hoa, trường liên.

Những hình ảnh được Thừa Thiên Huế Online ghi nhận nhiều năm qua:

Thiền sư Thích Nhất Hạnh được thị giả đưa về Tổ đình Từ Hiếu với sự chờ đón của tăng ni, Phật tử

Thiền sư Thích Nhật Hạnh đưa tay chào mọi người gần đó

Thất Lắng nghe - nơi thiền sư Thích Nhất Hạnh tịnh dưỡng luôn có người ghé qua vấn an

Thiền sư trong một lần làm lễ tại chánh điện chùa Từ Hiếu

Qua cửa kính của thất Lắng nghe, thiền sư xuất hiện vào mùa xuân đầu năm 2021

Sau hơn 3 năm quay về chùa Tổ để tịnh dưỡng, thiền sư Thích Nhất Hạnh đã viên tịch ngày 22/1/2022

Theo di huấn, tang lễ của thiền sư sẽ được tổ chức theo hình thức tâm tang

PHAN THÀNH (Thực hiện)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhếch nhác và bất tiện

Giữa mùa hè nắng ráo, nhưng cảnh như các bạn thấy trong ảnh đây cứ thỉnh thoảng lại xuất hiện ở khu vực trước số nhà 68 Lê Ngô Cát, phường Thủy Xuân (Tp Huế). Rất nhếch nhác và rất bất tiện.

Nhếch nhác và bất tiện
Giải cứu những cây thông trên đường Lê Ngô Cát

Ngày 2/5, Thừa Thiên Huế Online đăng bài “Hoàn thành “mục tiêu” (?!)” của tác giả Huy Khánh. Bài viết phản ánh thực trạng nhiều cây thông trên tuyến đường Lê Ngô Cát do thiếu quan tâm chăm sóc, quản lý nên bị xâm hại dẫn đến cây chết, chậm lớn, lổ đổ…

Giải cứu những cây thông trên đường Lê Ngô Cát
Người Huế thong dong đến chùa lễ Phật ngày đầu năm mới

Dù thời tiết trời mưa phùn và lạnh nhưng rất nhiều người dân xứ Huế đã tìm đến các ngồi chùa vào sáng mùng 1 tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 để lễ Phật, cầu một năm mới may mắn bình an, vạn sự hanh thông cho bản thân và gia đình.

Người Huế thong dong đến chùa lễ Phật ngày đầu năm mới
Đường Sư Liễu Quán nên ở đâu là phù hợp?

Đường Sư Liễu Quán hiện tại là con đường ngang qua trước mặt chùa Từ Đàm, giới hạn bởi 2 tuyến Phan Bội Châu ở phía đông và Điện Biên Phủ ở phía tây nên rất ngắn, cảm giác chưa tương xứng lắm với công đức, hành trạng của người mà đường mang tên.

Đường Sư Liễu Quán nên ở đâu là phù hợp
Đồi thông Từ Hiếu:
Nạn xả “rác tâm linh” ngày càng trầm trọng

Đồi thông Từ Hiếu là một trong những thắng cảnh nổi tiếng ở Huế được nhiều người biết đến từ lâu. Trên ngọn đồi này hiện diện ngôi Tháp Bồ Đề- một di tích đậm chất nhân văn và khá lạ đã tồn tại suốt 130 năm qua.

Nạn xả “rác tâm linh” ngày càng trầm trọng
Return to top