ClockThứ Năm, 01/07/2021 07:11

Dịch thuật bộ “Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ tục biên hậu thứ”

TTH.VN - Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, đơn vị sẽ phối hợp cùng Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV (Cục Văn thư lưu trữ Nhà nước) dịch thuật, xuất bản sách “Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ tục biên hậu thứ”.

Kinh thành Huế xưa qua hồi ức của Michel Đức ChaigneauNhững câu chuyện về Huế“Khơi nguồn văn hóa nghệ thuật thế kỷ XIX – XX – XXI”

Tài liệu mộc bản về “Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ tục biên hậu thứ”

Với mong muốn có thêm nhiều đóng góp cụ thể trong công tác bảo tồn văn hóa triều Nguyễn, ngày 29/6, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV ký kết biên bản thỏa thuận về việc phối hợp dịch thuật, xuất bản sách “Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ tục biên hậu thứ”, thống nhất triển khai dịch thuật 55 quyển Hội điển tục biên hậu thứ bằng Hán văn và xuất bản bộ sách đặc trưng này.

Trong 3 năm (2021-2023), hai đơn vị sẽ nỗ lực biên phiên dịch, chỉnh lý tiến tới hoàn thiện và cùng tìm nguồn vốn hỗ trợ dịch thuật xuất bản, để ra mắt độc giả một ấn phẩm quan trọng, phục vụ cho nghiên cứu và bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của Việt Nam.

Hội điển tục biên hậu thứ ghi chép nhiều chuyên mục của triều Nguyễn từ năm 1890 đến 1914, gồm: Tôn Nhân phủ, Phụ Chính phủ, Cơ Mật viện, Lại bộ, Hộ bộ, Lễ bộ, Học bộ, Binh bộ, Hình bộ, Công bộ, Nội Các, Quốc sử quán, Đô Sát viện, Quốc tử giám, Hậu Bổ trường… Đây là nguồn tư liệu quan trọng về mọi mặt trong thể chế chính trị xã hội của triều Nguyễn.

Hội điển Tục biên hậu thứ cũng thể hiện sự kế thừa, tiếp nối, làm rõ hơn “dòng chảy” lịch sử triều Nguyễn được ghi chép từ Hội điển - chính biên, Hội điển - tục biên, đồng thời phản ánh rõ những cơ quan mới trong hệ thống chính trị văn hóa triều Nguyễn, mang đậm dấu ấn đặc trưng của thời cuộc, như “Học bộ”, “Hậu Bổ trường”…

Tin, ảnh: Minh Hiền

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đưa di sản Huế ra thế giới

Sự kiện ký kết ghi nhớ hợp tác giữa Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế và Global Book Corporation mới đây đã mở ra một chương mới cho việc quảng bá di sản văn hóa Huế tới bạn bè quốc tế.

Đưa di sản Huế ra thế giới
Báo cáo nghiên cứu đầu tư dự án phục hồi di tích điện Cần Chánh

Chiều 12/1, tại Nhà hát Duyệt Thị Đường, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế tổ chức Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích điện Cần Chánh. Tham dự, có các chuyên gia, nhà nghiên cứu văn hoá - lịch sử cùng lãnh đạo các sở, ngành liên quan.

Báo cáo nghiên cứu đầu tư dự án phục hồi di tích điện Cần Chánh
Ra mắt Website Quỹ Bảo tồn Di sản Huế

Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế vừa ra mắt website Quỹ Bảo tồn Di sản (BTDS) Huế - quydisanhue.vn. Website Quỹ BTDS Huế là nơi cung cấp toàn diện, đầy đủ và tập trung các thông tin về Quỹ đồng thời là địa chỉ công khai và duy nhất trên môi trường mạng trong việc kêu gọi và tiếp nhận mọi sự ủng hộ của các cá nhân, tổ chức dành cho Quỹ BTDS Huế.

Ra mắt Website Quỹ Bảo tồn Di sản Huế
Bảo vệ di sản quý báu của dân tộc trước nguy cơ mai một, biến mất

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang tiến hành lấy ý kiến đóng góp xây dựng Hồ sơ Dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi). Trong đó, nội dung hoàn toàn mới về di sản tư liệu nhằm tạo nền tảng vững chắc cho việc quản lý, bảo vệ và lan tỏa giá trị của loại hình di sản mới mẻ này.

Bảo vệ di sản quý báu của dân tộc trước nguy cơ mai một, biến mất

TIN MỚI

Return to top