ClockChủ Nhật, 18/12/2022 09:13

Hóa Châu & bảo tàng văn hóa Champa

TTH - Lại một lần nữa, việc xây dựng một bảo tàng văn hóa Champa được đặt ra. Tại hội thảo “Văn hóa Champa trên đất Thừa Thiên Huế” vừa được Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế tổ chức, PGS.TS. Đỗ Bang cho rằng, cần thiết nghiên cứu thành lập một bảo tàng văn hóa Champa đặt tại thành Hóa Châu.

Mở cửa phòng trưng bày “Thuận Hóa - Phú Xuân - Huế, từ đô thị cổ đến hiện đại”Phát huy giá trị hiện vật Champa

Chuyện cần nên có một bảo tàng văn hóa Champa đã được đề cập cách nay hàng chục năm về trước. Năm 2007, trả lời phỏng vấn báo chí, ông Lê Viết Xuân, bấy giờ là Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao, Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh chi nhánh Huế khẳng định: “Điều kiện để làm cơ sở thành lập bảo tàng Champa tại Huế là có. Điều này cũng phù hợp với tính đa dạng và phong phú của văn hóa Huế, với tính chất của một trung tâm văn hóa - du lịch, thành phố di sản, thành phố festival, thành phố bảo tàng...”.

Điều kiện mà ông Xuân hồi đó nhắc đến là câu chuyện mang tính lịch sử, những dấu ấn văn hóa Champa hiện hữu trong đời sống văn hóa của người dân vùng đất Huế, đặc biệt là những hiện vật khảo cổ về nền văn hóa này được phát hiện tại Cố đô. Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, riêng tại TP. Huế ít nhất có 4 bộ sưu tập hiện vật Champa có quy mô lớn và giá trị đặc biệt quý giá nằm ở Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế (Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế), Bảo tàng Lịch sử, Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao TP. Huế và Khoa Sử Trường ĐHKH Huế. Rải rác trên toàn tỉnh Thừa Thiên Huế cũng ghi nhận có hàng trăm hiện vật Champa rất có giá trị.

Không phải ngẫu nhiên mà PGS.TS. Đỗ Bang nhắc tới Hóa Châu. Đó là danh xưng gắn liền với thành Hóa Châu bi hùng trong cuộc kháng Minh. Hóa Châu còn được biết đến là nơi còn lưu giữ nhiều dấu tích về một thời văn hóa Champa. Tôi đã có dịp ghé thăm chùa Thành Trung ở đây. Ngôi chùa cổ này còn lưu giữ 3 tượng cổ bằng gỗ, trong đó có tượng thần Visnu, một tượng cổ thờ vị thần bảo hộ của người Champa, minh chứng sinh động về sự giao thoa giữa hai dân tộc Champa - Việt.

Nhớ cách này hơn 5 năm, nhân bàn về xây dựng bảo tàng văn hóa Champa ở Huế, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Trưởng ban Văn hóa - Tư tưởng Trung ương Nguyễn Khoa Điềm đã lên tiếng thúc giục việc tập trung hiện vật để hình thành bảo tàng Champa ở Huế nên tiến hành sớm, tránh tình trạng tản mác, phung phí như hiện nay. Vấn đề này cũng nên đặt ở tầm Trung ương, vì liên quan đến chính sách đền bù giá trị cho các chủ sở hữu.

Gần đây, người ta nói nhiều đến Huế với tư cách là thành phố bảo tàng. Tôi nghĩ, sẽ là một sự bổ sung thú vị nếu có thêm bảo tàng về văn hóa Champa trên đất Cố đô.

Bên cạnh những hiện vật đặc trưng, một bảo tàng văn hóa Champa hàm chứa những giá trị mang tính tâm linh của lễ hội Hòn Chén hay tục cúng đất trên vùng đất Hóa Châu huyền thoại sẽ góp phần tạo nên một địa chỉ văn hóa và là điểm đến du lịch đặc sắc cho Huế.

ĐÌNH NAM

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Vinh danh người tặng hiện vật cho bảo tàng

Một chiếc thuyền độc mộc được nhóm thợ lặn tìm thấy và trục vớt ở lưu vực sông Bồ. Chiếc thuyền này sau đó đã được nhóm người này quyết định tặng lại cho Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế để nghiên cứu, phát huy giá trị.

Vinh danh người tặng hiện vật cho bảo tàng
Tái thiết bảo tàng trong lòng di sản

Bảo tàng Cổ vật Cung đình (CVCĐ) Huế đang được lên kế hoạch tái thiết, xây dựng để phù hợp với không gian di sản theo định hướng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Tái thiết bảo tàng trong lòng di sản

TIN MỚI

Return to top