ClockThứ Bảy, 17/07/2021 22:28

Lượng kiến thức mới là di sản

TTH - Đó là điều mà Lưu Ngọc Vũ - “chủ chòm” của dự án Ede Yarns cùng một số bạn trẻ ở Đắk Lắk đúc kết. Nghiên cứu, sưu tầm, tìm cách khôi phục nguyên liệu, công cụ và kỹ thuật dệt thổ cẩm nguyên bản của người Ê Đê là điều mà những người trẻ này hướng tới.

Khôi phục lại một nghề, một làng nghề truyền thống là điều đang được nhiều địa phương thực hiện. Bằng cách này hay cách khác, những sản phẩm từ làng nghề vốn đã mai một đang bắt đầu trở lại với cuộc sống. Đây cũng là một xu hướng, để trở về với những giá trị nguồn cội đã và đang bị khuất lấp, hoặc buồn hơn là bị mất đi trong dòng chảy đương đại.

Ở nhóm dệt vải, chúng ta có thể nhìn thấy rất rõ điều này khi dệt zèng ở A Lưới đã lên sàn diễn thời trang trong Festival Huế. Zèng theo chân nhà thiết kế Minh Hạnh ra nước ngoài trong các show diễn thời trang như một biểu trưng đại diện cho đồng bào các dân tộc ít người ở Thừa Thiên Huế. Trên vùng núi cao và trung du Bắc bộ, thổ cẩm Hà Giang, Hoà Bình, Lào Cai... cũng đã trở thành sản phẩm được chọn lựa, không chỉ là thời trang và các phụ kiện đi kèm như mũ, túi xách hay những chi tiết truyền thống được phối kết trong thời trang mà còn là sản phẩm được sử dụng nhiều trong trang trí nội thất. Chúng ta hẳn còn nhớ vẻ đẹp rạng ngời của hoa hậu H’Hen Niê trong bộ trang phục truyền thống người Ê Đê của quê hương cô trên các sân khấu lớn. Nhớ bước chân của các người mẫu trong những bộ trang phục từ vải thủ công truyền thống trong không gian xanh của một resort bên bờ biển miền Trung với sức hút quyến rũ...

Đó chắc chắn là những chất liệu mang bản sắc. Tuy nhiên, tôi cũng chưa thấy ai bàn sâu và kỹ về cách khôi phục nguyên bản các chất liệu truyền thống này. Cho đến khi đọc bài giới thiệu về Ede Yarns của Vũ. Điều đó bắt đầu từ việc tìm kiếm thông tin, tìm cách khôi phục công cụ, nghiên cứu và hệ thống hoá một cách khoa học về cách làm ra thủ công nguyên bản. Đến cả những chi tiết nhỏ trong từng công đoạn và không ít lần chấp nhận thất bại để làm lại, từ đầu. Đó cũng là khi các kinh nghiệm dân gian được Vũ và nhóm Ede Yarns phân tích, đo lường và quy đổi nó thành những chỉ số, công thức để có thành phẩm nguyên bản như nó vốn có.

Hình như chưa ai phân tích và đặt vấn đề sâu về tính nguyên bản - làm theo cách xưa mà gần như chỉ đề cập đến yếu tố thủ công. Ở đây, có lẽ cần được hiểu rõ hơn về tính bán thủ công nữa. Là khi các công cụ và máy móc đã được nghiên cứu để rút ngắn các công đoạn trong quá trình dệt vải, hoặc pha thêm sợi coton, chỉ hoặc sợi len và hạt cườm (thay vì làm bằng chỉ) mua về từ chợ...

Không đơn thuần là sản phẩm mà lượng kiến thức mới là di sản - Có lẽ, đó cũng là cách mà Lưu Ngọc Vũ chắt lọc trong hành trình khôi phục tính nguyên bản, để nó mãi mãi là điều còn lại, như một trong những nguồn cội của dân tộc.

NGUYỄN AN NHIÊN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kết nối di sản

Sự kiện đoàn tàu chạy chuyên khu đoạn Huế - Đà Nẵng và ngược lại với tên gọi “Kết nối di sản miền Trung” được vận hành vừa qua hứa hẹn sẽ mở ra cơ hội lớn. Song, để duy trì và khẳng định được tính “kết nối di sản” thì cần nhiều yếu tố, bởi đây không phải là lần đầu tiên mô hình này được áp dụng.

Kết nối di sản
Tuổi trẻ kiến trúc với di sản

Liên hoan Sinh viên Kiến trúc toàn quốc là hoạt động được tổ chức hai năm một lần (bắt đầu từ năm 1988) bởi Hội Kiến trúc sư Việt Nam. Đây là hoạt động truyền thống có tầm vóc, quy tụ các trường đại học đào tạo ngành kiến trúc trên cả nước, là cơ hội thể hiện tài năng sáng tạo và hội nhập của các kiến trúc sư tương lai khi còn khoác áo sinh viên.

Tuổi trẻ kiến trúc với di sản
Tìm hướng bảo tồn di sản nghệ thuật bài chòi

Sau 5 năm triển khai, Đề án Bảo vệ và phát huy giá trị di sản nghệ thuật bài chòi trên địa bàn tỉnh dù đạt nhiều thành quả nhưng vẫn đối mặt rất nhiều khó khăn. Trong đó phải kể đến môi trường diễn xướng cho loại hình di sản này vẫn chưa nhiều và có nhiều thay đổi theo chiều hướng hiện đại, chương trình quảng bá chưa rộng rãi nên chưa thu hút người tham gia…

Tìm hướng bảo tồn di sản nghệ thuật bài chòi

TIN MỚI

Return to top