ClockThứ Ba, 30/06/2020 16:43

Bảo tồn phải luôn nằm trong phát triển

TTH.VN - Nhiều ý kiến đồng tình quan điểm nói trên tại hội thảo “Cân bằng giữa phát triển và bảo tồn – câu chuyện thực tiễn cho Thừa Thiên Huế” vừa được Viện Nghiên cứu phát triển cùng với Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp tổ chức sáng 30/6.

Xây dựng môi trường sống để quảng bá du lịch“Văn hóa phải là nguồn lực cho sự phát triển”Bảo tồn và nâng cao vị thế di sảnBảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa di sản của vùng đất

Đại biểu Quốc hội – luật sư Trương Trọng Nghĩa nói rằng Huế đang làm rất tốt chuyện cân bằng giữa phát triển và đầu tư

Rất nhiều góp ý, trao đổi về câu chuyện phát triển gắn liền với bảo tồn đô thị Huế, mà di sản là một phần không thể tách rời. Đáng chú ý, khi hai diễn giả chính của hội thảo là Đại biểu Quốc hội – luật sư Trương Trọng Nghĩa và chuyên gia kinh tế Trần Sĩ Chương đã có rất nhiều ý kiến thú vị cùng với sự thắc mắc, trải lòng của những người yêu Huế, trong đó có rất nhiều bạn trẻ.

Ông Trương Trọng Nghĩa cho biết, đây là đề tài của thế giới, nó luôn là mối quan tâm, tồn tại, nhất là với các quốc gia đang phát triển và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Việc phát triển gắn liền với bảo tồn có vai trò vô cùng quan trọng, có yếu tố bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc phòng. Phát triển là việc nhất định phải làm, nhưng quá trình đó phải bảo tồn được những gì mà cha ông đã để lại. Việc bảo tồn đó còn tạo nên nguồn thu.

Vì thế, việc bảo tồn là một hướng để phát triển, phát triển theo hướng hướng về tương lai, có văn hóa và lòng tự hào của dân tộc. “Tôi nghĩ rằng, lãnh đạo mỗi tỉnh thành đều có quan điểm, áp lực khác nhau. Nhưng nếu nghĩ đến tương lai, nghĩ mình có năng lực về việc bảo tồn để phục vụ phát triển thì chúng ta tin rằng sẽ giải quyết được sự nhập nhằng giữa bảo tồn và phát triển”, ông Nghĩa nhấn mạnh.

Nói về việc bảo tồn và phát triển Huế, ông Nghĩa khâm phục, trân trọng những gì chính quyền, người dân làm được trong thời gian gần đây, đặc biệt cá nhân Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ. Ông Nghĩa dẫn chứng, nhiều năm về trước đi quanh khu vực Kinh thành Huế và không khỏi buồn lòng khi chứng kiến cảnh nhà dân san sát, sập xệ, cây cối um tùm. Nhưng thời điểm này, Huế đã thay đổi một cách tích cực, khi cả chính quyền cùng người dân đồng lòng thực hiện “chiến dịch” di dời.

Người dân sống ở Khu vực 1 Kinh thành Huế dọn dẹp nhà cửa, trả lại mặt bằng cho di sản

Việc làm này không chỉ giúp người dân có cuộc sống tốt hơn mà còn giúp việc bảo tồn di sản thuận lợi, để từ đó phát huy được những giá trị của Huế. “Bảo tồn Huế bởi đó không chỉ là báu vật của cả nước. mà còn là niềm tự hào” – ông Nghĩa tiếp tục nhấn mạnh.

Đồng quan điểm, nhưng ở một góc nhìn khác, chuyên gia kinh tế Trần Sĩ Chương cho rằng, việc bảo tồn và phát triển cuối cùng cũng vì phục vụ con người. Vì thế, quá trình bảo tồn và phải triển cần nhận được sự đồng thuận của xã hội, mà cụ thể là Nhà nước, người dân, chuyên gia và nhà đầu tư.

Là người con của Huế, dù có đi đâu, làm gì Huế với ông Chương là niềm tự hào. Nếu nói ấn tượng nhất về Huế, ông bảo đó là dòng sông Hương thơ mộng. Ở đó, ông thấy được hình ảnh cha ông, hồn của Huế luôn hiện hữu trong mình. “Sông Hương như “bàn thờ” hay phòng khách của ngôi nhà của chúng ta. Nó có vai trò vô cùng quan trọng, làm gì thì làm, xin đừng đụng đến”, ông Chương trải lòng. Đó cũng là lý do, khi cùng nhiều chuyên gia về tìm hiểu đề đầu tư, ông Chương khuyên họ phải trách xa bờ sông Hương và đi tìm “vùng đất mới” để đầu tư. Như thế vừa giúp cho Huế phát triển mà cũng là cách để bảo tồn những gì Huế đang có.

Ông Chương vừa dứt lời, võ sư Nguyễn Văn Dũng ngay lập tức nói: đồng ý! Ông Dũng ngắn gọn: Sông Hương là “thần thái, cốt cách, linh hồn” của Huế. Người xưa đã có công gìn giữ, người nay và hậu thế cần phải tiếp tục đảm nhận vai trò đó.

Chia sẻ quan điểm của mình, TS Thái Kim Lan liên hệ việc cân bằng giữa phát triển và bảo tồn chẳng khác gì sáng tạo dựa trên nền di sản. Nghĩa là từ di sản, hậu thế có thể phát triển theo chiều hướng dựa trên nền tảng cũ. Bà Lan nói rằng, ngày trước muốn bảo tồn nhưng không có tiền. Còn ngày nay có tiền rồi thì việc bảo tồn ra sao cũng là vấn đề vô cùng nan giải. Và để trả lời câu hỏi đó không phải đơn giản ngày một, ngày hai. “Nói cụ thể hơn, đó là làm thế nào vừa giữ được vẻ đẹp vốn có, vừa tô thêm vẻ đẹp đó”, bà Lan gợi mở.

Phần cuối hội thảo, Đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa khẳng định Huế cần có những khu đô thị mới, cao cấp. Tuy nhiên, vấn đề khu đô thị mới ấy phải nằm ở đâu, được đầu tư như thế nào vô cùng quan trọng. Vì thế, vai trò chính quyền trong câu chuyện này chính là “người trọng tài”.

Bài, ảnh: NHẬT MINH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển kinh tế đêm tại huyện Phú Lộc: Nhìn từ phố đi bộ

Phú Lộc là một trong những địa phương thu hút mạnh mẽ khách du lịch. Nhiều tiềm năng, thế mạnh về du lịch nhưng việc giữ chân khách ở lại lưu trú vẫn là bài toán gây nhiều trăn trở. Sự ra đời của tuyến phố đi bộ ở Lăng Cô sẽ góp phần tháo gỡ điểm nghẽn, song, phải rút kinh nghiệm từ những phố đi bộ đã có từ trước.

Phát triển kinh tế đêm tại huyện Phú Lộc Nhìn từ phố đi bộ
Động lực phát triển kinh tế từ các khu công nghiệp, khu kinh tế

Từng quan ngại sợ mất hình ảnh “xanh” của vùng đất di sản Cố đô khi Huế triển khai xây dựng các khu kinh tế, khu công nghiệp (KKT, KCN) từ nhiều thập niên trước đây, nhưng bằng việc mời gọi, chọn lọc tinh tế, nhiều KKT, KCN hình thành khẳng định hướng đi đúng, góp phần giải quyết việc làm, thúc đẩy kinh tế - xã hội (KT-XH) phát triển.

Động lực phát triển kinh tế từ các khu công nghiệp, khu kinh tế
Phát triển toàn diện cho học sinh

Chiều 31/5, Trường tiểu học, THCS và THPT song ngữ quốc tế Học viện Anh quốc – Huế (UK Academy Huế) tổ chức lễ tổng kết năm học 2023-2024.

Phát triển toàn diện cho học sinh
Người bảo tồn nhà gươl truyền thống

Ghé bản A Xăng, xã Thượng Long, huyện Nam Đông vào những ngày cuối tháng 5, dưới cái nắng trưa oi ả, già Ra Pat A Ray đã đứng đợi sẵn từ đầu ngõ đón chúng tôi. Giữa căn nhà gươl truyền thống, một mâm cơm dân dã đã được chuẩn bị sẵn…

Người bảo tồn nhà gươl truyền thống
Quốc hội thảo luận về phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước

Ngày 29/5, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội dành cả ngày để thảo luận ở hội trường về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước năm 2023; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024 và nhiều nội dung quan trọng khác.

Quốc hội thảo luận về phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước

TIN MỚI

Return to top