ClockThứ Ba, 25/06/2013 16:05

Vẫn bộn bề cái khó

TTH - Sau khi được tách ra từ Phòng Văn hóa và Thông tin của thị xã, hoạt động chuyên môn của Đài Truyền thanh Hương Thủy đã có rất nhiều tiến bộ. Tuy nhiên, nhìn từ đội ngũ cán bộ, cơ sở vật chất đến mạng lưới cộng tác viên, mới thấy Đài Truyền thanh Hương Thủy vẫn bộn bề cái khó.
Đáp ứng được yêu cầu tuyên truyền
 
Mỗi ngày, đài thực hiện 1 chương trình độc lập, phát 3 lần vào các buổi: sáng, trưa và chiều. Cụ thể, từ 5 giờ 30 đến 6 giờ sáng phát sóng chương trình do đài tổ chức, từ 6 giờ đến 6 giờ 30 tiếp sóng Đài Tiếng nói Việt Nam. Trưa từ 11 giờ đến 11 giờ 30 phát chương trình do đài tổ chức. Chiều, từ 17 giờ đến 17 giờ 30 phát chương trình do đài tổ chức, sau đó tiếp sóng đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh và Đài Tiếng nói Việt Nam đến 18 giờ 45. Một trong những nỗ lực mà Đài Truyền thanh Hương Thủy thể hiện được là tính độc lập và chủ động trong việc xâm nhập thực tế, thu thập thông tin để thực hiện các chương trình truyền thanh của thị xã đầy hơi thở cuộc sống. Trước đây, khi còn là một bộ phận của Phòng Văn hóa – Thông tin thị xã, Đài Truyền thanh Hương Thủy ít nhiều bị chi phối bởi nhiều hoạt động khác nên điều kiện tập trung cho chương trình của đài có nhiều hạn chế. Nay, sau khi được tách thành một đơn vị độc lập, Đài Truyền thanh Hương Thủy không những được tăng thêm biên chế, mà còn có điều kiện để đầu tư cho việc tổ chức nội dung, nâng cao chất lượng tin bài lên sóng.
 
Tác nghiệp trong kỳ tuyển quân
 
Ông Lê Văn Chung - Phó Chủ tịch UBND thị xã Hương Thủy, ghi nhận: “Ngoài những chương trình truyền thanh hằng ngày, đài còn phối hợp với Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh để thực hiện tốt tin, phóng sự và các trang truyền hình địa phương. Với mức hoạt động hết công năng như hiện nay, Đài Truyền thanh Hương Thủy là một trong những đơn vị hoạt động rất tốt, đáp ứng được yêu cầu tuyên truyền của địa phương”.
 
Giữa bộn bề cái khó
 
Ông Nguyễn Phương Toàn, Trưởng đài Truyền thanh Hương Thủy, cho biết: “Điều mừng nhất là sau khi có đoàn công tác của UBND thị xã đến đài kiểm tra tình hình thực tế, Ban Thường vụ Thị ủy đã cho chủ trương để cải thiện điều kiện làm việc của anh em nhà đài. Tuy nhiên, ngoài nội dung trên, còn nhiều vấn đề cấp thiết khác chúng tôi cũng rất cần được quan tâm”. Theo ông Toàn, sự cấp thiết ấy chính là vấn đề con người của Đài Truyền thanh Hương Thủy hiện nay quá ít. Tất cả 6 người, thì 2 người đã là quản lý. Chưa kể, Trưởng đài là người “mới tinh” do mới được luân chuyển về và chưa hề có kinh nghiệm về hoạt động này, tất cả đang nhờ anh em tham mưu. “Nhiều khi thấy “bức xô”. Hiện nay, Phó đài vừa làm công tác quản lý, vừa làm tin, biên tập, tổng hợp, kiêm luôn cả phát thanh viên. Đến người mới như tôi đây, nếu kỹ thuật viên phải đi cơ sở thì bản thân cũng phải kiêm luôn việc trực đài.
 
Cũng chính vì nhân lực có hạn nên Đài Truyền thanh Hương Thủy càng khó khăn hơn khi đơn vị vẫn chưa tổ chức được đội ngũ cộng tác viên từ cơ sở. 12 xã, phường, nhưng hầu hết cán bộ văn hóa thông tin ở cơ sở còn rất hạn chế về năng lực tổng hợp tin bài, lại phải kiêm nhiệm nhiều việc nên để phản ánh được thông tin từ cơ sở, toàn người nhà đài phải lăn lộn. Đã vậy, chế độ đãi ngộ cho đội ngũ cán bộ, phóng viên, kỹ thuật viên của đài vẫn chưa có gì ngoài các quy định của một đơn vị sự nghiệp có thu, hoạt động theo chức năng mà UBND tỉnh đã quy định. “Thiết nghĩ, đây cũng là một trong những hệ quả từ việc các Đài truyền thanh cấp huyện trong tỉnh hoạt động mà chưa có một quy chế cụ thể, mạnh ai nấy làm, từ con người, cách thức hoạt động đến chế độ nhuận bút”, ông Toàn nói thêm.
 
Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Văn Chung cũng đề xuất: “Hiện nay, Đài Truyền thanh Hương Thủy đã làm rất tốt chức năng truyền thanh. Nếu đài được mở rộng thêm chức năng truyền hình nữa thì sẽ đáp ứng nhiệm vụ tuyên truyền tốt hơn. Đó cũng là nguyện vọng của nhiều bà con nhân dân trong địa phương. Hơn nữa, do đài truyền thanh cấp huyện chưa được xem là một cơ quan báo chí nên anh em trực tiếp viết tin, bài và biên tập viên của Đài Truyền thanh Hương Thủy vẫn chưa được cấp thẻ nhà báo, dù đã quá đủ tiêu chuẩn yêu cầu. Đây cũng là vấn đề mà chúng tôi mong muốn được các cấp có thẩm quyền quan tâm và tạo điều kiện để anh em tác nghiệp thuận lợi hơn”.
Đồng Văn
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lưu truyền văn hóa ẩm thực qua bữa cơm gia đình người Huế

Có nhiều cách để có thể góp phần kế thừa và phát huy văn hóa ẩm thực Huế, trong đó, việc mỗi gia đình giáo dục cho các thế hệ sau những giá trị truyền thống nói chung, nét đẹp trong văn hóa ẩm thực Huế nói riêng là cách cần được quan tâm.

Lưu truyền văn hóa ẩm thực qua bữa cơm gia đình người Huế
Đông đảo du khách tham quan các di tích lịch sử

Ngoài hệ thống di sản Huế, đông đảo du khách trong và ngoài tỉnh đã tìm đến tham quan, dâng hương tưởng niệm các điểm di tích lịch sử khác trên địa bàn tỉnh, đông nhất tập trung ở Khu di tích lịch sử Chín Hầm (phường An Tây) và Khu di tích lưu niệm cụ Phan Bội Châu (phường Trường An, TP. Huế).

Đông đảo du khách tham quan các di tích lịch sử
Những ẩn hiện và thông điệp đời sống được đưa lên tranh

Sau thời gian trưng bày ở hai thành phố lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, những tác phẩm thắng giải cuộc thi UOB Painting of the year 2023 đã được ban tổ chức đưa đến Huế để công chúng thưởng lãm. Ở đó những tác phẩm như đưa người xem lạc lối những khoảnh khắc dịu dàng đan xen giữa những rối ren, mệt mỏi của đời sống hiện đại.

Những ẩn hiện và thông điệp đời sống được đưa lên tranh
Return to top