ClockThứ Ba, 19/05/2015 21:21

Nhạc sĩ Phạm Tuyên và những ca khúc về Bác Hồ

TTH - Hình ảnh Bác Hồ trong các ca khúc của Phạm Tuyên rất giản dị, gần gũi, thân thương. Ông tâm sự: "Khi viết về Bác Hồ, tôi không viết theo lối ngợi ca một vị lãnh tụ cao siêu, cách xa vời vợi đối với dân chúng, mà muốn nói lên những phẩm chất tốt đẹp của dân tộc Việt Nam đã được kết tinh ở Bác, một con người thật bình dị mà mỗi người dân Việt Nam, từ trẻ tới già ai cũng muốn gần gũi".

Nhạc sĩ Phạm Tuyên

Đầu thế kỷ XX, đất nước chìm trong bóng đêm nô lệ, các phong trào yêu nước lần lượt bị thất bại, khi ấy Bác mới là một thanh niên nhưng đã sớm xác định được hướng đi đúng của con đường cách mạng giải phóng dân tộc. Từ Huế vào Sài Gòn, Bác xuống tàu ở bến Nhà Rồng vượt đại dương “đi tìm hình của nước”. Khoảnh khắc này đã để lại dấu ấn và sự xúc động trong nhiều thế hệ người Việt Nam. Gần 100 năm sau, nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn viết: “… Khi tôi còn là hạt bụi, Người đã lên tàu đi xa/ Khi quê hương còn chìm nổi, Người đã lên tàu đi xa/ Khi tôi còn là hạt bụi, Người đã lên tàu đi xa/ Khi bến Nhà Rồng đầy nước mắt, bước chân Bác đặt chốn này…”.

Ngay sau ngày Bác ra đi, nhạc sĩ Phạm Tuyên viết: “Từ Làng Sen, có một người trai chí lớn, mang lý tưởng cách mạng, giải phóng quê hương. Ra đi tìm khắp bốn phương, đường đi cho cả dân tộc, dặm trường mà xông pha...”.
Bên cạnh ba bài thuộc tốp ca khúc hay nhất viết về Đảng nhạc sĩ Phạm Tuyên có năm ca khúc viết về Bác Hồ. Đó là: Từ Làng Sen, Việt Bắc nhớ Bác Hồ, Suối Lê nin, Như có Bác trong ngày đại thắng, Ngày thống nhất Bác đi thăm.
Từ trong những ngày tang lễ Bác Hồ đã xuất hiện cả một biển trời thơ và nhạc kính dâng hương hồn Bác. Trong đó có Từ Làng Sen của Phạm Tuyên. Bài hát được mở đầu bằng chất liệu dân ca xứ Nghệ, vừa có tính tự sự vừa đậm chất trữ tình, thiết tha và bi tráng. Sau lời ngợi ca “người trai chí lớn” là câu chuyện kể theo lối hát dặm: Chiếc áo vải mong manh/ Khắp trời Âu giá lạnh/ Xót thương người cùng cảnh/ Càng chạnh lòng nước non/ Thân trong chốn lao tù/ Lòng hướng về quê hương... Vẫn áo vải đơn sơ/ Vẫn tình thương vô bờ/ Nước non còn chia hai miền/ Tóc Người có bạc thêm...
Xen giữa những câu chuyện kể là những lời bình với giai điệu vừa mênh mang vừa sâu lắng; lúc thì bày tỏ niềm tự hào: Người làm rạng rỡ nước mình/ Ngàn năm không thể phai được nghĩa tình của toàn dân...; lúc thì khẳng định giá trị tinh thần của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong lòng quê hương và đất nước: Từ Làng Sen đã tỏa làn hương thơm ngát/ Hương đóa sen thanh bạch Hồ Chí Minh/ Còn non còn nước còn người/ Hương thơm vẫn muôn thuở ngàn đời không phai...
Trước đó vài tháng, Phạm Tuyên viết “Việt Bắc nhớ Bác Hồ” sau một chuyến đi biểu diễn phục vụ đồng bào các dân tộc ở “thủ đô gió ngàn”, chiến khu cách mạng. Ca từ được nhà thơ Nông Quốc Chấn dịch sang tiếng Tày. Nông Quốc Chấn xem Việt Bắc nhớ Bác Hồ là “Việt Bắc ca”. Bài hát mang âm hưởng điệu “Nàng ới” của người Tày, Nùng nên dễ đi vào lòng đồng bào các dân tộc Việt Bắc. Bài hát là tình cảm, tấm lòng của đồng bào các dân tộc nơi một thời là chiến khu, là căn cứ địa cách mạng, đối với Bác. Hình ảnh Người luôn khắc ghi trong mỗi trái tim người dân Việt Bắc: Rừng núi quê ta, đẹp mùa xuân nắng chan hòa... Việt Bắc quê ta tự hào theo bước Bác Hồ/ Người truyền cho ta mối tình lớn…
Ngày “đất nước trọn niềm vui”, nhạc sĩ Phạm Tuyên viết “Như có Bác trong ngày đại thắng”. Bài hát có sức sống mãnh liệt, được nhiều thế hệ người Việt hát bằng cả trái tim mình. Hơn thế nữa, “Như có Bác trong ngày đại thắng” đã vượt ra khỏi biên giới nước nhà, lan tỏa đến nhiều nước trên khắp các châu lục. 40 năm qua, những điệp khúc “Việt Nam Hồ Chí Minh, Việt Nam Hồ Chí Minh” vẫn vang lên bừng bừng khí thế, rộn ràng niềm vui trong những cuộc giao lưu quốc tế.
Tiếp theo đó là bài “Ngày thống nhất Bác đi thăm”. Bài hát được khởi nguồn từ di chúc thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đó là ý muốn sau ngày hòa bình thống nhất, Bác sẽ đi thăm miền Nam; là nguyện vọng đi thăm mọi miền đất nước mà Bác ấp ủ suốt đời nhưng chưa thực hiện được: Ngày thống nhất Bác đi thăm/ Tiếng hát hòa bình vang theo Người/ Từ Lạng Sơn đến Cà Mau vui trong ngày mới... Ngày thống nhất Bác đi thăm những xóm làng đạn bom giày xéo... Nơi bưng biền rạng rỡ chiến công/ Mừng từ nay Bắc Nam đã liền núi sông...
Mỗi vùng miền đều có những làn điệu dân ca đặc trưng, đó chính là tâm hồn, là hơi thở của miền đất ấy. Khi viết “Từ Làng Sen” Phạm Tuyên đã sử dụng chất liệu dân ca Nghệ Tĩnh, ca từ như một bài vè kể chuyện về một người trai trẻ đi tìm đường cứu nước.
Bài “Suối Lê nin” (thơ Trần Văn Loa), Phạm Tuyên sử dụng âm điệu hát Then của người Tày để dựng lại hình tượng Bác Hồ với cuộc sống rất giản dị, chan hòa giữa thiên nhiên, mà chúng ta đã gặp trong thơ như: “Sáng ra bờ suối tối vào hang/ Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng…”. Bài hát viết về dòng suối nhỏ, nơi “xưa Bác ngồi câu cá”, làm thơ, dịch sử Đảng, và “Bác đặt tên cho suối”, “Bác uống nước dòng suối để thành máu nuôi tim... Mang mùa xuân về cho nước non...”.
Bài Việt Bắc nhớ Bác Hồ ông diễn tả nỗi lòng của đồng bào vùng “quê hương cách mạng dựng nên cộng hòa” nhớ Bác như nhớ người thân đang đi xa. Bài Ngày thống nhất Bác đi thăm kể về những chuyến đi của Bác như một người thân đến với bà con xa gần, chúc mừng hạnh phúc sau những năm chiến tranh gian khổ, ác liệt.
Thanh Tùng
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nặng lòng với nghiệp diễn

Với nhiều nghệ sĩ, việc được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú (NSƯT) là dấu mốc quan trọng trong sự nghiệp hoạt động nghệ thuật và với nghệ sĩ trẻ danh hiệu ấy trở nên cao quý, thiêng liêng hơn trong hành trình chinh phục, cống hiến, tiếp tục theo đuổi đam mê.

Nặng lòng với nghiệp diễn
23 năm nhớ Trịnh Công Sơn

Kỷ niệm 23 năm ngày mất nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (1/4), nhiều hoạt động âm nhạc được tổ chức để tưởng nhớ người nhạc sĩ tài hoa. Ngoài âm nhạc, gia đình cố nhạc sĩ chuyển hướng sang các hoạt động tưởng nhớ thiết thực, ý nghĩa hơn.

23 năm nhớ Trịnh Công Sơn
Đón Tết muộn

Dịp tết Nguyên đán, nhiều chương trình nghệ thuật được tổ chức để mang đến cho mọi người không khí vui tươi của năm mới; trong đó, không thể không nói đến sự cống hiến của các nghệ sĩ. Biểu diễn xuyên Tết phục vụ khán giả, năm nào họ cũng đón Tết muộn.

Đón Tết muộn
Sỹ Thiên và niềm đam mê nhạc cụ truyền thống

Yêu thích và đam mê thổi sáo từ những ngày còn bé, chàng trai trẻ Đào Bá Sỹ Thiên (sinh năm 1999) đã miệt mài gắn bó với loại nhạc cụ truyền thống này của dân tộc hơn 5 năm nay. Tiếng sáo du dương, bay bổng của Thiên đã để lại nhiều dấu ấn ngọt ngào trong cảm xúc người nghe.

Sỹ Thiên và niềm đam mê nhạc cụ truyền thống

TIN MỚI

Return to top