ClockThứ Sáu, 10/06/2022 13:42

“Văn chương xứ Huế trong tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX”

TTH.VN - Sáng 10/6, Khoa Ngữ văn, trường Đại học Khoa học Huế tổ chức Hội thảo Khoa học quốc gia “Văn chương xứ Huế trong tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX” nhân kỷ niệm 65 năm thành lập trường Đại học Khoa học – Đại học Huế (1957 – 2022).

Vai trò chủ đạo của Báo Nhành lúa và Kinh tế tân văn trong Mặt trận dân chủ Đông Dương (1936-1939) ở Thừa Thiên HuếHơn 200 chuyên gia bàn về kinh doanh, kinh tế và tài chínhKhẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường SaNhiều nhiệm vụ khoa học thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội

Hội thảo Khoa học "Văn chương xứ Huế trong tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX”

Hội thảo đã nhận được hơn 50 bài viết của các giáo viên, nhà khoa học, học viên khoa học, những người yêu thích văn học từ các trường đại học, trung học phổ thông, trung tâm nghiên cứu trên cả nước và chọn được 31 bài in vào kỷ yếu.

Trong đó, 17 bài nghiên cứu tiếp cận thơ Huế gắn liền với giai đoạn văn học Phú Xuân chuyển mình từ trung đại sang hiện đại với nhiều trào lưu, khuynh hướng văn học khác nhau, 8 bài viết tiếp cận văn xuôi và những bài nghiên cứu về báo chí, về thể tài du ký và lý luận phê bình.

Các bài viết đều mang tính chuyên sâu khi nghiên cứu, lý giải thuyết phục những đổi mới của văn chương xứ Huế qua các hệ chủ đề, đề tài với nhiều nội dung khác nhau. Qua đó nhằm khẳng định những thành tựu và những đóng góp của văn học Thừa Thiên Huế cho nền văn học Việt Nam hiện đại, nhất là quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX.

Tin, ảnh: Bạch Châu

ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trong veo kẹo gương xứ Huế

Kẹo gương có vẻ ngoài trong suốt như một chiếc gương soi nhỏ. Và có một điều thú vị tôi nhận ra là, các loại kẹo truyền thống Cố đô hầu như đều có tên gọi mô phỏng dáng hình bên ngoài, như kẹo cau, kẹo gừng, kẹo búa, kẹo gương…, độc đáo, chân phương và dễ nhớ.

Trong veo kẹo gương xứ Huế
Nhà văn Hà Khánh Linh - Miệt mài với văn chương

Gần 80 tuổi, mỗi ngày bà vẫn đọc sách và Phật pháp viết bằng tiếng Pháp, đồng thời dành ra 2 tiếng tự học tiếng Trung. Nhà văn Hà Khánh Linh không chỉ “dày” trên những trang viết, mà còn đẹp ở tấm gương về rèn luyện, phấn đấu và cống hiến hết mình cho sự nghiệp văn học.

Nhà văn Hà Khánh Linh - Miệt mài với văn chương
Ý tưởng sáng tạo từ tình yêu các dòng sông xứ Huế

Sinh ra và lớn lên ở Huế, Nguyễn Đình Nhật Nguyên luôn có tình yêu tha thiết với vùng đất quê hương. Từ niềm trăn trở khi chứng kiến các dòng sông ở Huế thơ mộng nhưng lượng bèo lục bình nổi trôi trên mặt sông đã làm mất đi vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên, Nguyên đã cùng nhóm bạn bắt tay thực hiện dự án mang tên A.N Paper – Sản xuất giấy từ bèo lục bình.

Ý tưởng sáng tạo từ tình yêu các dòng sông xứ Huế
Danh phận nào cho món ngon nức tiếng xứ Huế

Nhiều món ngon trứ danh đại diện cho một số vùng miền được ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia có thể kể đến như mì Quảng (Quảng Nam), nghề nấu phở (Nam Định). Trước những thông tin này, những thực khách đặt câu hỏi vậy bún bò Huế đứng ở đâu trên bản đồ ẩm thực và tại sao chưa được ghi danh?

Danh phận nào cho món ngon nức tiếng xứ Huế

TIN MỚI

Return to top