ClockChủ Nhật, 19/07/2020 15:44

Việt Nam - 25 năm gia nhập và nâng tầm vị thế cùng ASEAN

Kể từ khi gia nhập ASEAN năm 1995, Việt Nam luôn là một thành viên tích cực và có trách nhiệm với khu vực.

Mỹ: Hòa bình và thịnh vượng cần xây dựng trên nguyên tắcTuyên bố của các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN về tình hình lũ lụt ở Trung QuốcThe ASEAN Post: Công nghệ y tế từ xa nổi lên trong đại dịchCông nghệ trở thành ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp ASEANTrung Quốc: ASEAN tiếp tục là đối tác thương mại số 1Sách trắng thương mại Nhật Bản kêu gọi hợp tác kỹ thuật số chặt chẽ hơn với ASEANĐể thúc đẩy ngành hàng không khu vực phục hồi, ASEAN cần hài hòa các tiêu chuẩn

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh tham dự các hoạt động kỉ niệm ngày thành lập ASEAN

Việc Việt Nam phát huy tốt vai trò dẫn dắt của Chủ tịch ASEAN 2020 trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đã một lần nữa ghi thêm vào danh mục những đóng góp của Việt Nam cho ASEAN trong suốt 25 năm qua cũng như khẳng định vị thế và vai trò lãnh đạo của quốc gia hình chữ S trong khu vực.

Những đóng góp của Việt Nam cho sự lớn mạnh của ASEAN

Năm 2020 là năm có ý nghĩa với Việt Nam khi vừa là Chủ tịch luân phiên lần thứ ba vừa kỉ niệm 25 năm gia nhập ASEAN. Trong suốt 25 năm qua, Việt Nam đã đưa ra nhiều sáng kiến và đã được hiện thực hóa, trong đó phải kể đến Hội nghị Bộ trưởng quốc phòng mở rộng (ADMM+) hay thành lập Uỷ ban thúc đẩy và bảo vệ quyền phụ nữ và trẻ em ASEAN. Năm 2010, nước Chủ tịch Việt Nam tạo được đồng thuận về quyết định mở rộng Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) cho Nga và Mỹ tham gia.

Trong vai trò điều phối, Việt Nam đã làm tốt việc kết nối, mở rộng và làm sâu sắc quan hệ giữa ASEAN với các đối tác chiến lược như Trung Quốc, Mỹ, Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc, Liên minh Châu Âu (EU), Australia và Ấn Độ. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng tích cực triển khai lộ trình tổng thể xây dựng cộng đồng ASEAN, tham gia soạn thảo sáng kiến liên kết ASEAN, góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển và hỗ trợ các thành viên mới hội nhập khu vực.

Đánh giá về vai trò và những đóng góp của Việt Nam trong suốt 25 năm qua, Đại sứ Trần Đức Bình, trưởng phái đoàn Việt Nam bên cạnh ASEAN cho biết: “Trong 25 năm qua và trong thời gian gần đây, Việt Nam là một quốc gia thành viên có trách nhiệm, chủ động, tích cực trong tất cả các hoạt động của ASEAN. Chúng ta có nhiều đóng góp quan trọng cho sự phát triển và lớn mạnh của cộng đồng ASEAN. Chúng ta luôn nằm trong nhóm nước có tỷ lệ cao nhất trong việc thực hiện kế hoạch tổng thể về xây dựng cộng đồng ASEAN. Việt Nam ngày càng tham gia tích cực trong các hoạt động hợp tác của ASEAN, tăng cường củng cố đoàn kết, thống nhất trong ASEAN và củng cố vai trò trung tâm của ASEAN trong duy trì hợp tác, hoà bình và ổn định trong khu vực.”

Một trong kết quả quan trọng năm 2019 là Việt nam cùng các nước thành viên đã xây dựng và thông qua quan điểm về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, giúp hình thành lập trường chung của ASEAN về vấn đề này. Bên cạnh đó, Việt Nam đã và đang cùng các nước ASEAN nỗ lực để sớm đạt được “Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông” (COC) với Trung Quốc vốn đang bị trì hoãn do đại dịch toàn cầu.

Cũng trong năm 2019, Việt Nam tham thúc đẩy thông qua, hoàn tất đàm phán Hiệp định Thương mại Dịch vụ, xây dựng lộ trình cắt giảm hàng rào phi thuế quan và kết thúc đàm phám Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), dự kiến sẽ được kí năm 2020 tại Việt Nam. Ngoài ra, Việt Nam còn tham gia tích cực và hỗ trợ triển khai sáng kiến các Chủ tịch trước.

Việt Nam thể hiện vai trò lãnh đạo mạnh mẽ trong năm 2020

Năm 2020, Cộng đồng ASEAN đã kịp thời hành động, chủ động thích ứng, gắn kết các quốc gia đối phó với đại dịch Covid-19 đang hoành hành trên toàn cầu. Sau sự thành thành công của Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN và ASEAN +3 về ứng phó với Covid-19,  Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 36 cũng được tổ chức trực tuyến lần đầu tiên. Lãnh đạo các nước ASEAN đánh giá cao vai trò dẫn dắt và sự năng động của Chủ tịch ASEAN 2020 của Việt Nam.

Tổng thư ký ASEAN, ông Dato Lim Jock Hoi đánh giá: “Việt Nam đã thể hiện “tầm lãnh đạo mạnh mẽ” trong việc dẫn dắt một phản ứng tập thể của khu vực trước đại dịch Covid-19. ASEAN đã đoàn kết và nhanh chóng ứng phó với đại dịch kể từ tháng 2.Những phản ứng mạnh mẽ của ASEAN phần lớn là do sự lãnh đạo của Việt Nam, đặc biệt trong việc thúc đẩy các quốc gia thành viên đối thoại và hợp tác thông qua một loạt các hội nghị trực tuyến. Chúng ta hoàn toàn có thể vượt qua thử thách của dịch Covid-19 với sự đồng thuận, kiên cường và nỗ lực."

Tại Hội nghị Cấp cao trực tuyến ASEAN, các quốc gia thành viên đã đưa ra Tuyên bố Tầm nhìn của các nhà lãnh đạo ASEAN về gắn kết và chủ động thích ứng: Vượt lên thách thức và hướng tới phát triển bền vững, trở thành kim chỉ nam cho ASEAN trên con đường phát triển và hội nhập. Dưới sự dẫn dắt của Việt Nam, các quốc gia trong khu vực đã cùng chia sẻ những kết quả ban đầu đáng khích lệ trong cuộc chiến chống Covid-19 và các sáng kiến như lập Quỹ ứng phó dịch Covid-19 của ASEAN, Kho dự trữ vật tư y tế của khu vực, Bộ quy trình vận hành tiêu chuẩn của ASEAN cho các tình huống y tế công cộng khẩn cấp, xây dựng Kế hoạch phục hồi toàn diện sau dịch bệnh.

Năm 2020 đem lại cho Việt Nam nhiều thách thức khi đồng thời đảm nhiệm vai trò kép vừa là Chủ tịch ASEAN, vừa là Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Với tinh thần “Gắn kết và chủ động thích ứng” như chính chủ đề mà Việt Nam đưa ra cho Năm Chủ tịch ASEAN 2020, Việt Nam đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ với tinh thần trách nhiệm và sáng tạo, Việt Nam đã đóng góp cho sự phát triển lớn mạnh và bền vững của ASEAN, đồng thời cho thế giới thấy một ASEAN có nội lực, bản lĩnh, cùng vượt qua khó khăn dưới sự lãnh đạo của quốc gia Chủ tịch Việt Nam.

Theo VOV.VN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
Học giả Argentina ca ngợi chiến thắng 30/4/1975 của Việt Nam

Ngày 30/4/1975, ngày Việt Nam hoàn toàn thống nhất là một sự kiện vô cùng trọng đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam và lịch sử thế giới, điều phối viên Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Viện Quan hệ quốc tế Đại học quốc gia La Plata, Argentina, ông Ezequiel Ramoneda khẳng định.

Học giả Argentina ca ngợi chiến thắng 30 4 1975 của Việt Nam
Sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Cách đây 70 năm, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến trường kỳ chín năm chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ.

Sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ
Đón dòng vốn FDI dịch chuyển sang Việt Nam

Năm 2024 được dự báo là điểm khởi đầu của làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lần thứ tư vào Việt Nam. Nhiều địa phương đã chủ động chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết để sẵn sàng đón dòng vốn ngoại, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Đón dòng vốn FDI dịch chuyển sang Việt Nam
Return to top