ClockChủ Nhật, 21/02/2016 06:56

Vượt qua Pháp, Mỹ trở thành đối tác thương mại hàng đầu của Đức

TTH.VN - Hoa Kỳ trở thành điểm đến hàng đầu cho các mặt hàng xuất khẩu của Đức trong năm 2015, lần đầu tiên vượt qua Pháp kể từ năm 1961, nhờ vào sự tăng trưởng trong nền kinh tế Mỹ và đồng euro suy yếu, dữ liệu từ Văn phòng thống kê của Đức ngày hôm qua (20/2) cho thấy.

Nhân viên hãng sản xuất ô tô Đức Mercedes Benz thực hiện công đoạn cuối cùng trong dây chuyền sản xuất tại nhà máy ở Rastatt, Đức, ngày 22/1/2016. Ảnh: Ibtimes

 

Theo số liệu được ghi nhận, lượng xuất khẩu của Đức sang Hoa Kỳ trong năm 2015 đã tăng 19% lên đến 114 tỷ euro (127 tỷ USD), trong khi xuất khẩu sang Pháp chỉ tăng 2,5%, đạt 103 tỷ euro (114,66 tỷ USD) so với một năm trước đây.

Đây là lần đầu tiên trong hơn nửa thế kỷ qua, Pháp không phải đối tác thương mại lớn nhất của Đức, và theo nhận định của các nhà kinh tế, bức tranh này sẽ không sớm thay đổi. "Đây là chi tiết của một xu hướng dài hạn", ông Simon Juncker, một chuyên gia tại Viện kinh tế DIW của Đức nói với Reuters, và cho biết thêm rằng tốc độ tăng trưởng vững chắc của Hoa Kỳ đã phần nào khiến nhu cầu về hàng hóa của Đức cũng gia tăng theo.

Năm ngoái cũng là lần đầu tiên xuất khẩu của Đức sang Hoa Kỳ vượt qua mốc 100 tỷ euro-mark (1,1 tỷ USD), nhờ vào sự tăng trưởng mạnh mẽ hơn của nền kinh tế Mỹ và đồng euro suy yếu.

Nền kinh tế lớn nhất thế giới đã tăng trưởng 2,4% trong năm ngoái và theo dự đoán của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD),​​ tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Hoa Kỳ sẽ tăng 2,0% trong năm nay. Trong khi đó, GDP của Pháp năm 2015 tăng 1,1%, và OECD dự báo Pháp sẽ tăng trưởng 1,2% trong năm 2016 này.

"Nền kinh tế Mỹ hiện đang trải qua sự cải thiện ổn định, có lợi cho các công ty của Đức", Bernhard Mattes, người đứng đầu Phòng Thương mại Mỹ tại Đức cho hay, "sự gia tăng xuất khẩu này đồng thời cũng do giá năng lượng sụt giảm, mức lương tương đối thấp ở Hoa Kỳ và giá trị đồng euro đối với nước ngoài cũng yếu đi".

Là một thành viên của đồng euro chính nó, Pháp đã không thể hưởng lợi từ đó khấu hao trong thương mại với Đức.

Đồng euro đã mất giá gần 1/5 so với đồng USD kể từ giữa năm 2014, sau khi Ngân hàng Trung ương châu Âu thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng. Theo chuyên gia kinh tế Juncker, "hiệu ứng tỷ giá này đã thúc đẩy nhu cầu hàng hóa nước ngoài khá rõ rệt". Tuy nhiên, do Pháp và Đức đều sử dụng đồng euro, nên Pháp đã không thể được hưởng lợi từ ​​sự mất giá này như Mỹ.

Đức là nước xuất khẩu lớn thứ 3 thế giới, với các mặt hàng xuất khẩu hàng đầu bao gồm ô tô, máy móc, động cơ, thiết bị điện tử và dược phẩm.

Tố Quyên (Lược dịch từ Reuters & Ibtimes)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mỹ đầu tư 20 tỷ USD vào năng lượng sạch ở các cộng đồng thu nhập thấp

Theo tin từ Nhà Trắng, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris và lãnh đạo Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA) Michael Regan vừa công bố 8 tổ chức sẽ giám sát việc đầu tư 20 tỷ USD để tài trợ cho hàng chục nghìn dự án năng lượng sạch và giao thông vận tải tại các cộng đồng có hoàn cảnh khó khăn trên khắp nước Mỹ.

Mỹ đầu tư 20 tỷ USD vào năng lượng sạch ở các cộng đồng thu nhập thấp

TIN MỚI

Return to top