ClockThứ Tư, 18/01/2017 12:29

Xây dựng sàn giao dịch điện tử cho đặc sản Huế

TTH - Với tên miền www.sanphamhue.vn, Sở Công thương đang phối hợp với Trung tâm Công nghệ thông tin tỉnh (HueCIT) xây dựng Website trở thành sàn giao dịch điện tử đặc sản Huế.

Cơ hội quảng bá

Sản phẩm phấn nụ và các loại mỹ phẩm mang thương hiệu Bà Tùng là một trong 30 nhóm sản phẩm được giới thiệu và quảng bá tại cổng thương mại điện tử (TMĐT) sản phẩm Huế. Đây là sản phẩm làm đẹp gia truyền, sản xuất thủ công từ các loại thảo dược thiên nhiên, được tiêu thụ ở Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Vũng Tàu và một số nước như: Mỹ, Lào, Thái Lan, Campuchia.

Anh Lê Hữu Long, quản lý cơ sở phấn nụ Bà Tùng khẳng định: “Trước đây sản phẩm phấn nụ và một số mỹ phẩm làm đẹp do cơ sở sản xuất chưa được nhiều khách hàng biết đến nên tiêu thụ khó. Sau khi quảng bá tại cổng TMĐT sản phẩm Huế cùng với các hình ảnh đính kèm, giới thiệu quy trình sản xuất, nguyên liệu…, nhiều khách hàng đã đặt mua và mở đại lý phân phối. Tháng 2/2017, cơ sở sẽ cho ra đời 3 mẫu mỹ phẩm mới đáp ứng nhu cầu khách hàng, đồng thời tham gia các khóa tập huấn của HueCIT để giao dịch trên mạng sau khi nâng cấp cổng trở thành sàn giao dịch TMĐT.”

Là thương hiệu đặc sản, cơ sở nem chả Hảo Hảo ở số 4 Đào Duy Từ, TP.Huế được tiêu thụ mạnh sau khi sản phẩm được giới thiệu trên cổng TMĐT. Khách hàng có thể dễ dàng tìm hiểu thông tin sản phẩm, giá cả và đặt hàng qua mạng. “Dù giao diện của Website sản phẩm Huế chưa phong phú, sản phẩm quảng bá chưa nhiều, song đây là kênh kết nối DN và người tiêu dùng, là địa chỉ tham khảo và mua sắm các loại đặc sản, hàng lưu niệm”, chị Đỗ Ngọc Thi, hướng dẫn viên du lịch chia sẻ. 

Sau gần 1 năm đưa vào vận hành, cổng TMĐT sản phẩm Huế đã thu hút được 30 DN, cơ sở sản xuất hàng lưu niệm, quà tặng và đặc sản tham gia quảng bá sản phẩm, như pháp lam Cung đình, mè xửng Sông Hương, nem chả Hảo Hảo, nước mắm Lê Thị Gái, hoa giấy Thanh Tiên, trà cung đình Đức Phượng, trà vả Lộc Mai…Thông qua website này, các DN, cơ sở có kênh quảng bá và phân phối sản phẩm uy tín đến với đối tác, người tiêu dùng, qua đó thúc đẩy phát triển sản xuất, mở rộng thị trường và từng bước khẳng định thương hiệu, chất lượng sản phẩm.

Thành lập sàn giao dịch điện tử

Hiện, cổng TMĐT sản phẩm Huế chỉ mới dừng lại ở mức quảng bá, các hình thức mua bán và thanh toán qua mạng chưa diễn ra trực tiếp. Các hình thức quảng bá còn đơn điệu, số lượng người truy cập chưa nhiều.

Theo bà Nguyễn Thị Mỹ Hằng, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh, hiện cổng TMĐT sản phẩm Huế đã hỗ trợ DN, cơ sở quảng bá 3 nhóm sản phẩm chính, gồm đặc sản Huế, nông sản địa phương và hàng TCMN. Qua 1 năm vận hành, nhu cầu DN tham gia quảng bá tăng dần nên sắp tới, sở sẽ phối hợp với HueCIT thành lập sàn giao dịch điện tử bao gồm giao dịch, mua bán trực tuyến để khách hàng dễ dàng mua bán các sản phẩm thông qua cổng, đồng thời sẽ mở rộng thêm một số nhóm hàng khác nhằm mang lại cơ hội quảng bá cho DN và tạo cầu nối tiêu thụ các sản phẩm nông- đặc sản và hàng thủ công mỹ nghệ của người dân.

Phó Trưởng phòng Nghiên cứu & Triển khai ứng dụng, HueCIT  Nguyễn Thị Thanh Thủy khẳng định: “Cổng TMĐT sản phẩm Huế kỳ vọng sẽ trở thành kênh mua bán trực tuyến, như các trang web nổi tiếng. Tuy nhiên, do đa phần các DN trên địa bàn chưa làm quen với kênh mua bán trực tuyến, trong khi các khóa tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý mạng chưa tổ chức rộng rãi nên chưa phát huy hiệu quả. Hiện, HueCIT đang tích cực phối hợp với Sở Công thương rà soát lại các thương hiệu, sản phẩm uy tín của Huế để xây dựng hình ảnh, đồng thời hỗ trợ các DN trong việc giới thiệu, sẵn sàng cho các hoạt động khi sàn TMĐT đi vào vận hành trong năm nay”.

Thanh Hương

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

30 nghệ sĩ nhiếp ảnh giao lưu, sáng tác ảnh về Huế

Sự kiện nằm trong hoạt động của cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật Việt Nam năm 2024, do Cục Mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp với Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức, khai mạc chiều 10/5 tại TP. Huế.

30 nghệ sĩ nhiếp ảnh giao lưu, sáng tác ảnh về Huế
“Xanh hóa” ngành vật liệu xây dựng

Sản xuất vật liệu xây dựng (VLXD) là ngành công nghiệp tiêu tốn nhiều năng lượng, sử dụng nhiều tài nguyên thiên nhiên. Do đó, thúc đẩy chuyển đổi ngành sản xuất vật liệu xây dựng theo hướng “xanh hóa” sẽ đóng góp tích cực vào chuyển đổi xanh nền kinh tế, hướng đến phát triển bền vững.

“Xanh hóa” ngành vật liệu xây dựng
Lãnh đạo tỉnh làm việc với đoàn làm phim “Hoàng hậu cuối cùng”

Chiều ngày 7/5, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình đã có buổi làm việc với Công ty TNHH Mar6 Studios liên quan đến dự án phim điện ảnh về hoàng hậu Nam Phương. Cùng dự buổi làm việc có đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan.

Lãnh đạo tỉnh làm việc với đoàn làm phim “Hoàng hậu cuối cùng”
Phát huy tinh thần Chiến thắng Điện Biên Phủ, tiếp tục xây dựng nền an ninh nhân dân vững mạnh

Nền an ninh nhân dân “là sức mạnh tinh thần, vật chất, sự đoàn kết và truyền thống dựng nước, giữ nước của toàn dân tộc được huy động vào sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, trong đó lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia làm nòng cốt”(1). Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 một lần nữa khẳng định: Xây dựng, củng cố nền an ninh nhân dân phải là sự nghiệp của quần chúng nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, của Nhà nước, trong đó lực lượng công an giữ vai trò tham mưu và nòng cốt.

Phát huy tinh thần Chiến thắng Điện Biên Phủ, tiếp tục xây dựng nền an ninh nhân dân vững mạnh

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top