ClockThứ Bảy, 10/07/2021 10:22

Hơn 2 triệu liều vaccine Moderna phòng COVID-19 về đến Việt Nam

Theo Thông tin từ Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tại Việt Nam, sáng sớm 10/7, 2.000.040 liều vaccine Moderna phòng COVID-19 do Chính phủ Hoa Kỳ hỗ trợ thông qua Cơ chế COVAX đã về đến sân bay quốc tế Nội Bài (Hà Nội).

Đa dạng hoá nguồn vaccine và nguồn lực để bảo vệ người dân tốt hơnPfizer xin cấp phép tiêm thêm liều vắc xin thứ 3 ngừa COVID-19Tiêm vaccine đầy đủ, cung cấp khả năng bảo vệ 69% chống lại biến thể DeltaKhoảng 96.000 liều vaccine Pfizer đầu tiên về Việt Nam vào ngày 7/7Hàn Quốc đàm phán với Pfizer và Moderna để sản xuất 1 tỷ liều vaccine theo công nghệ mRNANgân hàng Thế giới cam kết tăng nguồn tài trợ triển khai vaccine COVID-19 lên 20 tỷ USDNhật Bản chủ trì Hội nghị các quốc đảo, vùng lãnh thổ Thái Bình Dương

Lô vaccine phòng COVID-19 do Chính phủ Hoa Kỳ hỗ trợ thông qua Cơ chế COVAX. Ảnh: UNICEF

Lô vaccine này nằm trong số 80 triệu liều vaccine mà Tổng thống Hoa Kỳ cam kết cung ứng từ nguồn vaccine trong nước hồi tháng 5/2021, trong đó xấp xỉ 41 triệu liều được phân phối thông qua Cơ chế COVAX, nhằm đáp ứng nhu cầu tiêm chủng trên toàn cầu.

Việt Nam đã thành công trong việc ứng phó với đại dịch COVID-19 kể từ năm 2020. Tuy nhiên, do nguồn cung vaccine hạn chế trên toàn cầu, tỷ lệ tiêm chủng ở Việt Nam còn ở mức thấp. Cho đến nay, chỉ khoảng 4% dân số đã được tiêm vaccine trong khi số ca lây nhiễm đang tăng mạnh trong một vài tuần qua.

Hoa Kỳ cam kết hợp tác với các đối tác trên toàn cầu trong nỗ lực chấm dứt những tác động của đại dịch đối với sức khỏe người dân và nền kinh tế. Thông qua Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), Hoa Kỳ đã đóng góp 2 tỷ USD cho Liên minh Toàn cầu về vaccine và tiêm chủng (GAVI) hỗ trợ mua sắm và vận chuyển vaccine phòng COVID-19 đến 92 quốc gia thu nhập thấp và trung bình.

Với dự kiến tài trợ thêm 2 tỷ USD đến năm 2022, Hoa Kỳ sẽ trở thành nhà tài trợ lớn nhất cho Cơ chế COVAX. Đóng góp cho Cơ chế COVAX là hỗ trợ đảm bảo tiếp cận vaccine phòng COVID-19 cho những nhóm dân số có nguy cơ cao và dễ bị tổn thương nhất trên thế giới, bao gồm đội ngũ nhân viên y tế tuyến đầu. Tại Việt Nam, bên cạnh quyên góp vaccine, Hoa Kỳ đã hỗ trợ hơn 17,7 triệu USD cho hoạt động phòng, chống dịch từ những ngày đầu.

Ngoài lô vaccine hôm nay, Việt Nam trước đó đã tiếp nhận 2.493.200 liều vaccine AstraZeneca thông qua Cơ chế COVAX. Cơ chế COVAX do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Liên minh Đổi mới sáng tạo sẵn sàng cho dịch bệnh (CEPI) và Liên minh Toàn cầu về vaccine và tiêm chủng (GAVI) đồng khởi xướng với UNICEF là đối tác triển khai chính.

Kể từ khi lô vaccine đầu tiên đến Việt Nam hồi đầu tháng 4/2021 thông qua Cơ chế COVAX, đến nay cả nước đã tiêm gần 4 triệu liều vaccine phòng COVID-19. Nguồn vaccine bổ sung giúp Bộ Y tế mở rộng độ bao phủ tiêm chủng và tiếp cận nhiều người hơn trong các nhóm đối tượng ưu tiên, góp phần giúp Việt Nam đạt được mục tiêu tiêm phòng cho hơn 70% dân số đến cuối quý I/2022.

Trong cuộc trao đổi với phóng viên TTXVN mới đây, bà Rana Flowers, Trưởng Đại diện UNICEF tại Việt Nam nhấn mạnh, trong bối cảnh khan hiếm vaccine và diễn tiến dịch bệnh phức tạp hiện nay, trước hết, vaccine phải được tiêm cho những người ở tuyến đầu chống dịch như các nhân viên y tế, những người dễ bị tổn thương như người già, những người có tiền sử bệnh. Các nhóm này phải được ưu tiên tiêm vaccine trước. Đây là bước khởi đầu cực kỳ quan trọng trong việc ngăn chặn sự lây lan của bệnh.

Theo bà Rana Flowers, điều quan trọng bây giờ là phải đảm bảo rằng tất cả mọi người ở Việt Nam tiếp tục thực hành thông điệp 5K (Khẩu trang-Khử khuẩn-Khoảng cách-Không tụ tập-Khai báo y tế) để bảo vệ bản thân khỏi virus và tất cả trẻ em tiếp tục được tiêm các vaccine thường xuyên trong Chương trình tiêm chủng mở rộng.

Theo Tin tức TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chỉ 1 ca dương tính với bệnh sởi

Chiều 16/10, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh cho hay, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh có 16 ca sốt phát ban nghi sởi tập trung ở 5/9 huyện, thị và thành phố. Trong đó, Phong Điền, Quảng Điền, Nam Đông mỗi huyện đều có 4 ca bệnh. Riêng 1 bệnh nhi ở Quảng Điền có kết quả dương tính với bệnh sởi.

Chỉ 1 ca dương tính với bệnh sởi
ASEAN hướng đến mục tiêu an ninh và tự lực vaccine cho khu vực

Trong những năm gần đây, tầm quan trọng của vaccine đã và đang được nhấn mạnh. Đại dịch COVID-19 đã phơi bày khoảng cách về năng lực của nhiều quốc gia, bao gồm cả các nước trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) khi nói đến đảm bảo tiếp cận vaccine kịp thời. Tương tự như các khu vực khác, ASEAN đã nhận ra nhu cầu cấp thiết phải tăng cường hệ sinh thái/cơ sở hạ tầng vaccine bằng cách sử dụng sáng kiến An ninh và Tự lực vaccine (AVSSR) để đối phó với những vấn đề này.

ASEAN hướng đến mục tiêu an ninh và tự lực vaccine cho khu vực
WHO và các ngân hàng phát triển đa phương khởi động nền tảng tài trợ y tế mới

Nền tảng đầu tư tác động y tế mới, một quan hệ đối tác mang tính bước ngoặt giữa các ngân hàng phát triển đa phương, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình sẽ giải quyết nhu cầu cấp thiết về các nỗ lực phối hợp nhằm tăng cường chăm sóc sức khỏe ban đầu ở những cộng đồng dễ bị tổn thương và chưa được phục vụ đầy đủ, qua đó giúp xây dựng khả năng phục hồi nhanh trước các mối đe dọa.

WHO và các ngân hàng phát triển đa phương khởi động nền tảng tài trợ y tế mới
Return to top