ClockThứ Sáu, 17/06/2022 07:34

Vai trò của Việt Nam trong Đại hội đồng Liên Hiệp quốc về ứng phó dịch bệnh

Việt Nam cùng Nam Phi, Thụy Điển, New Zealand đã đồng chủ trì tham vấn dự thảo nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) về sẵn sàng phòng chống và ứng phó với dịch bệnh trong tương lai.

Việt Nam chủ trì cuộc họp Nhóm Công tác của HĐBA về các tòa án quốc tếCam kết mạnh mẽ của Việt Nam trong giải quyết các thách thức toàn cầuViệt Nam họp tổng kết tháng Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc

Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ. (Ảnh: TTXVN)

Ngày 17/6, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc đã cùng Đại sứ các nước Nam Phi, Thụy Điển, New Zealand đồng chủ trì tham vấn dự thảo nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc về sẵn sàng phòng chống và ứng phó với dịch bệnh.

Đại dịch COVID-19 đã bộc lộ những hạn chế của hệ thống y tế toàn cầu trong phòng chống và ứng phó với dịch bệnh, để lại những tác động nặng nề về kinh tế-xã hội, làm chậm hoặc đảo ngược những kết quả đạt được trong quá trình thực hiện Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững, ảnh hưởng đến sức khỏe, y tế cho người dân, đặc biệt là các nhóm dễ bị tổn thương.

Là quốc gia chủ trì xây dựng Nghị quyết 75/27 ngày 7/12/2020 của Đại hội đồng Liên hợp quốc về Ngày quốc tế phòng chống dịch bệnh 27/12, trong thời gian qua, Việt Nam đã tích cực cùng các nước thúc đẩy thảo luận về các biện pháp cải thiện hiệu quả hệ thống y tế toàn cầu, tăng cường trao đổi, chia sẻ những bài học rút ra từ đại dịch COVID-19 và những bài học thực tiễn tốt trong phòng chống dịch bệnh, qua đó góp phần nâng cao nhận thức và hành động để chuẩn bị sẵn sàng phòng chống và ứng phó với các dịch bệnh có thể xảy ra trong tương lai.

Phát biểu tại cuộc họp, nhiều nước bày tỏ ủng hộ, đánh giá cao sáng kiến của nhóm nòng cốt, chia sẻ quan điểm cần nâng cao nhận thức và hành động để sẵn sàng phòng chống và ứng phó với dịch bệnh trên toàn cầu, đồng thời khẳng định sẽ tiếp tục tham gia và đóng góp tích cực trong quá trình này.

Nhóm nòng cốt tổ chức Phiên họp cấp cao của Đại hội đồng Liên hợp quốc về sẵn sàng phòng chống và ứng phó với dịch bệnh - gồm Australia, Bangladesh, Canada, Costa Rica, Ghana, Jamaica, New Zealand, Rwanda, Nam Phi, Thụy Điển và Việt Nam - được thành lập trên cơ sở khuyến nghị của Ban chuyên gia độc lập về sẵn sàng phòng chống và ứng phó với dịch bệnh (IPPPR) do Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thành lập nhằm rà soát những bài học rút ra từ quá trình ứng phó với COVID-19 để chuẩn bị tốt hơn cho các đại dịch có thể xảy ra trong tương lai.

Theo TTXVN/Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cơ quan phòng chống ma tuý và tội phạm của Liên hợp quốc (UNODC) cảnh báo:
“Tác hại chưa từng thấy đối với thiên nhiên” từ nạn buôn bán động vật hoang dã

Bất chấp hai thập kỷ nỗ lực trên toàn thế giới, hơn 4.000 loài động vật hoang dã quý giá vẫn trở thành nạn nhân của nạn buôn bán động vật hoang dã hàng năm, một báo cáo mới của Cơ quan phòng chống ma tuý và tội phạm của Liên hợp quốc (UNODC) cho thấy.

“Tác hại chưa từng thấy đối với thiên nhiên” từ nạn buôn bán động vật hoang dã
Liên hợp quốc cảnh báo:
Thế giới đang bên bờ vực thẳm về khí hậu

Đáp lại kết quả của một cuộc khảo sát do The Guardian thực hiện cho thấy hàng trăm chuyên gia khí hậu hàng đầu thế giới đã dự báo mức độ nóng lên toàn cầu sẽ vượt mục tiêu quốc tế là 1,5 độ C, Liên hợp quốc (LHQ) mới đây ra cảnh báo, thế giới đang bên bờ vực thẳm về khí hậu.

Thế giới đang bên bờ vực thẳm về khí hậu
Người tiêm vắc xin ngừa COVID-19 AstraZeneca không nên lo lắng

Đó là lời khuyên từ các chuyên gia trước thông tin tiêm vắc xin ngừa COVID-19 của hãng dược AstraZeneca có thể gây ra tác dụng phụ hiếm gặp, gây cục máu đông (TTS). Người dân cần tìm hiểu, lắng nghe cẩn trọng, khuyến cáo tránh tình trạng đổ xô đi làm các xét nghiệm không cần thiết.

Người tiêm vắc xin ngừa COVID-19 AstraZeneca không nên lo lắng

TIN MỚI

Return to top