ClockThứ Bảy, 29/08/2020 16:25

ASEAN và các đối tác nhất trí thúc đẩy hợp tác kinh tế hậu COVID-19

Các bộ trưởng đã trao đổi quan điểm về các nỗ lực duy trì chuỗi nguồn cung và ổn định thị trường cũng như tăng cường sức phục hồi của kinh tế tại khu vực Đông Á hậu đại dịch COVID-19.

Thêm đòn bẩy chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ ASEANDoanh nghiệp Ấn Độ nỗ lực thúc đẩy thương mại với ASEANPhát biểu của Việt Nam tại LHQ nhân Ngày quốc tế Chống thử hạt nhânGiới trẻ ASEAN đối mặt với nỗi lo thất nghiệp tăng caoViệt Nam chủ trì đối thoại giữa ASEAN và Chủ tịch Khóa 75 Đại hội đồng LHQLễ kỷ niệm 53 năm thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á tại MỹSự trỗi dậy của ngành sản xuất ASEANViệt Nam-ASEAN: 25 năm qua và chặng đường phía trước

Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN với các đối tác ngoại khối khu vực Đông Á lần thứ 8

Ngày 28/8, các Bộ trưởng Kinh tế của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và các quốc gia đối tác đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường hợp tác kinh tế khu vực, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hậu dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19.

Theo tuyên bố chung sau cuộc họp lần thứ 8 giữa các Bộ Trưởng kinh tế ASEAN và các đối tác ngoại khối ở khu vực Đông Á (gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia, New Zealand, Nga và Mỹ), các bộ trưởng đã trao đổi quan điểm về các nỗ lực duy trì chuỗi cung ứng và ổn định thị trường cũng như tăng cường sức phục hồi của kinh tế tại khu vực Đông Á hậu đại dịch, đồng thời kêu gọi các sáng kiến giúp đẩy nhanh sự phục hồi kinh tế bền vững.

Cuộc họp này diễn ra trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 52 và các hội nghị có liên quan (AEM-52) tổ chức tại Việt Nam theo hình thức trực tuyến. Tại cuộc họp, các bên cũng thảo luận việc tăng cường ứng dụng và tận dụng công nghệ số trong khu vực để thúc đẩy kinh tế số, nhấn mạnh rằng điều này đóng vai trò rất quan trọng trong đại dịch COVID-19.

Với quyết tâm hành động nhằm giảm thiểu tác động kinh tế của đại dịch COVID-19, các bộ trưởng đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc củng cố chuỗi nguồn cung khu vực, từ đó có thể thích ứng tốt hơn trước các cú sốc và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững.

Các bộ trưởng cũng tái khẳng định cam kết thúc đẩy thương mại và đầu tư, giảm thiểu sự gián đoạn đối với thương mại và các chuỗi nguồn cung toàn cầu, tạo điều kiện cho việc kết nối chuỗi cung ứng. Ngoài ra, các bên cũng tái khẳng định sự ủng hộ đối với quá trình cải cách cần thiết của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), tuyên bố sẽ tiếp tục phối hợp để đảm bảo môi trường thương mại tự do, công bằng, minh bạch và ổn định.

Cùng ngày, cũng trong khuôn khổ AEM-52, các bộ trưởng Kinh tế ASEAN đã tiến hành Hội nghị tham vấn trực tuyến với 3 đối tác Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc (ASEAN+3) lần thứ 23. Tại hội nghị, các bộ trưởng đã tái khẳng định cam kết phối hợp hành động trong việc giảm thiểu tác động kinh tế của đại dịch COVID-19.

Theo tuyên bố chung sau hội nghị, các bộ trưởng đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc khôi phục lòng tin của doanh nghiệp, thúc đẩy phục hồi hậu đại dịch. Hội nghị đã nhất trí tăng cường các nỗ lực phối hợp trong việc thúc đẩy phục hồi kinh tế và xã hội tại khu vực, bao gồm việc ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện khu vực (RCEP) trong năm 2020.

Các bộ trưởng đã hoan nghênh các tiến bộ đạt được trong các cuộc đàm phán RCEP và công tác chuẩn bị ký kết trong năm nay. Các bên cũng tái khẳng định tầm quan trọng của việc ký kết thỏa thuận trong việc tăng lòng tin và củng cố cấu trúc kinh tế khu vực.

Tại hội nghị, các bộ trưởng đã bày tỏ quyết tâm đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô và tài chính thông qua duy trì thị trưởng cởi mở với thương mại và đầu tư, đảm bảo kết nối chuỗi nguồn cung, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của các nỗ lực hợp tác nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động giao thương và đi lại cần thiết của người dân qua biên giới.

Để đẩy mạnh phục hồi hậu đại dịch, các bộ trưởng cũng nhất trí về tầm quan trọng của việc khai thác các cơ hội của kinh tế số thông qua việc tạo điều kiện trao đổi thông tin và dữ liệu qua biên giới theo phương pháp điện tử.

Theo TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tiếp tục thúc đẩy hợp tác với các địa phương của Pháp

Tại buổi tiếp xã giao bà Emmanuelle Pavillon-Grosser, Tổng Lãnh sự Pháp tại Thành phố Hồ Chí Minh chiều 26/4, UVTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình mong muốn, hai phía tiếp tục thúc đẩy hợp tác toàn diện trên các mặt giáo dục, y tế, du lịch, thu hút đầu tư, bảo tồn di sản, nhất là quảng bá văn hóa.

Tiếp tục thúc đẩy hợp tác với các địa phương của Pháp
ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên

Theo ước tính vừa được Văn phòng Nội các Nhật Bản công bố ngày 24/4, trận động đất nghiêm trọng ở miền Trung Nhật Bản vào ngày đầu năm mới 2024 đã có tác động tiêu cực đến kinh tế nước này, với thiệt hại có thể lên tới 115 tỷ yên (743 triệu USD) trong quý I/2024, tức gần 0,1% GDP danh nghĩa của cả nước.

Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên
Hợp tác để đào tạo nhân lực du lịch chất lượng

Sáng 20/4, Trường cao đẳng Du lịch Huế (thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) làm việc, trao đổi kinh nghiệm và tổ chức lễ ký kết thỏa thuận hợp tác với Trường cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội và Trường đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh.

Hợp tác để đào tạo nhân lực du lịch chất lượng
Return to top