ClockThứ Hai, 10/09/2018 13:55

Sông Hương đêm về tối mịt

TTH - Dọc tuyến sông Hương từ thượng nguồn về đến các bến thuyền số 5 Lê Lợi hay bến Tòa Khâm đều không có hệ thống chiếu sáng, trong khi hầu hết các thuyền du lịch cũng đều không có đèn chiếu sáng, khiến việc du thuyền ban đêm trên con sông thơ mộng này vô cùng khó khăn và nguy hiểm.

Nhặt rác nói lời cảm ơn dòng HươngPhát hiện thuyền khai thác cát trái phép ở hạ lưu sông Hương

Hạn chế về ánh sáng khiến những show ca Huế trên sông chỉ “dám” quanh quẩn ở khúc sông Hương giữa trung tâm thành phố. Ảnh: HK

Mấy người bạn ở Hà Nội ghé thăm Huế và muốn chúng tôi tổ chức tour dọc sông Hương để thăm thú di tích và ngắm cảnh. Tôi bố trí thuyền đi vào lúc 9 giờ sáng để chạy một mạch lên thăm lăng Minh Mạng, Điện Hòn Chén rồi túc tắc thả thuyền nhẹ nhàng trên sông để ăn uống, hát hò đến khi chiều về thì thuyền sẽ đến Huế. Lộ trình đưa ra ai cũng thích, song lý do công việc nên mấy người bạn hẹn khởi hành lúc 17 giờ chiều. Tôi ngại vì biết giờ này thuyền sẽ khó đi vì trời tối, nhưng vì những người bạn quyết tâm quá nên đành chiều theo ý họ.

…17 giờ, thuyền chúng tôi rời bến Tòa Khâm, tâm trạng ai cũng phấn khởi. Chiều về sông Hương vô cùng đẹp, yên ả và nhẹ nhàng. Mọi người đều tỏa ra để ngắm cảnh hoàng hôn buông xuống trên sông. Thuyền chạy khoảng hơn 1 tiếng đồng hồ đã lên đến Điện Hòn Chén, lúc này trời cũng vừa chạng vạng, chúng tôi vội vàng lên thăm để kịp xuống thuyền vì trời tối thuyền khó đi lại.

Quả thật ngang tại đây, chúng tôi đành quay về Huế, trời tối thuyền đi lại quá khó khăn, chạy chầm chậm để dò đường, sợ nhất là thuyền đi ngược chiều. Mấy người bạn ở Hà Nội thắc mắc, sông Hương là mặt tiền của Huế, là nơi tâm điểm cho du lịch, tối đen như vậy thì làm sao mà tổ chức tour du lịch trên sông về đêm. Ở đây chỉ tổ chức tour du lịch ban ngày thôi à? Tôi ậm ừ cho qua và nói rằng, tối như thể để tổ chức ca Huế trên sông cho thơ mộng...

Nói chống chế thế, chứ ca Huế chỉ vỏn vẹn mấy trăm mét quanh quẩn bên cầu Trường Tiền và dài nhất là đến chùa Thiên Mụ là cùng, song nói thật ở đó sông Hương vẫn tối mịt mù huống hồ gì đi lên phía thượng nguồn.

Đêm đến sông Hương vô cùng nhộn nhịp bởi ca Huế, nhưng sông Hương cũng không chỉ phục vụ cho đối tượng khách đi ca Huế mà còn dịch vụ ngắm cảnh sông Hương mà những người bạn của tôi ở Hà Nội vào là một ví dụ. Thiết nghĩ, ngành du lịch nên nghiên cứu lại vấn đề này, có hướng đề xuất lắp thêm hệ thống chiếu sáng dọc sông Hương hoặc lắp hệ thống đèn chiếu sáng cho thuyền du lịch để đi lại vào ban đêm. Đừng để sông Hương đêm về tối mịt, lãng phí một dòng Hương.

Trọng Hoàng

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phổ biến nội dung quy chế hoạt động tổ chức biểu diễn ca Huế

Bên cạnh phổ biến những quy chế mới liên quan hoạt động tổ chức biểu diễn ca Huế, Sở Văn hóa và Thể thao đã phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông hướng dẫn các chủ thuyền trên sông Hương có phục vụ ca Huế lắp đặt hệ thống camera giám sát.

Phổ biến nội dung quy chế hoạt động tổ chức biểu diễn ca Huế
Nắng sớm trên đồi Vọng Cảnh

Với người Huế, hầu như không ai là không nghe, không biết đồi Vọng Cảnh- Một ngọn đồi thấp tọa lạc bên dòng sông Hương thơ mộng miệt Thủy Xuân, phía Tây nam thành phố Huế.

Nắng sớm trên đồi Vọng Cảnh
Khúc serenata sông Hương

Chiều chiều, tôi hay thơ thẩn ra sông. Qua hai ngã tư đến công viên Tứ Tượng đã thấy nắng đan qua những vài những nhịp Trường Tiền.

Khúc serenata sông Hương
Sông Hương - “Bản giao hưởng” của quy hoạch đô thị Huế

Sông Hương như một “bản giao hưởng” của quy hoạch đô thị Huế. Dòng sông ấy đã mang trên mình sứ mệnh của lịch sử để ngày nay đang được bảo tồn và gìn giữ, điểm tô cho sự sang trọng của Huế. Và dòng sông ấy sẽ còn chảy tiếp theo dòng chảy của tương lai. Bảo tồn sông Hương do vậy, chính là bảo tồn “xương sống” đô thị Huế.

Sông Hương - “Bản giao hưởng” của quy hoạch đô thị Huế
Return to top