ClockThứ Ba, 22/12/2020 13:45

Cần nỗ lực hành động để thu hút, hấp thụ các nguồn vốn

TTH - 2021 là năm đầu tiên thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm 2021-2025 với vốn ĐTC gần 3.000 tỷ đồng. Vốn ĐTC tập trung thực hiện chương trình, DA trọng điểm có ý nghĩa lớn đối với phát triển KT-XH của cả tỉnh, có tính kết nối và lan tỏa. Trong đó, thực hiện mục tiêu xây dựng Thừa Thiên Huế thành thành phố trực thuộc Trung ương theo Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị.

Mở cửa, nhưng chưa sẵn sàngTăng nguồn vốn Quỹ hỗ trợ nông dân cho các tỉnh

Dự án Tổ hợp Du lịch và Dịch vụ cao cấp Vietravel đã khởi công

2021 là năm đầu tiên thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm 2021-2025 với vốn ĐTC gần 3.000 tỷ đồng. Vốn ĐTC tập trung thực hiện chương trình, DA trọng điểm có ý nghĩa lớn đối với phát triển KT-XH của cả tỉnh, có tính kết nối và lan tỏa. Trong đó, thực hiện mục tiêu xây dựng Thừa Thiên Huế thành thành phố trực thuộc Trung ương theo Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị.

Chưa như kỳ vọng

Năm 2020, các lĩnh vực Thừa Thiên Huế kêu gọi đầu tư là sản xuất nông nghiệp, công nghiệp chế biến các sản phẩm nông nghiệp; du lịch, dịch vụ du lịch, bất động sản; hạ tầng các KCN, KKT, khu phi thuế quan; công nghiệp sản xuất; các ngành có ý nghĩa về an sinh xã hội, giáo dục đào tạo; công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp lắp ráp, công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may và các ngành công nghiệp phụ trợ khác trong chuỗi giá trị của khu vực Đông Nam Á, châu Á - Thái Bình Dương. Trong đó, ưu tiên lĩnh vực liên quan công nghiệp 4.0 như công nghiệp công nghệ thông tin, công nghiệp văn hóa khai thác các giá trị văn hóa, di sản của Cố đô Huế, công nghệ cao, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, vật liệu mới, công nghệ sinh học và một số ngành liên quan khác phù hợp với định hướng phát triển của tỉnh.

Du lịch - một trong những lĩnh vực tiềm năng của Thừa Thiên Huế

Theo Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư - Nguyễn Đại Vui, so với tiềm năng, kết quả thu hút đầu tư của tỉnh thời gian qua chưa như kỳ vọng. Dù có nhiều NĐT lớn nghiên cứu cơ hội đầu tư ở Thừa Thiên Huế, như: VinGroup, Sun Group, Công ty CP SOVICO, Tập đoàn FLC, Vietravel, Công ty CP Đầu tư Văn Phú – Invest, Tập đoàn Hoàng Gia Hội An... nhưng năm 2020, tỉnh mới cấp chứng nhận đầu tư cho Công ty CP Đầu tư Văn Phú – Invest và Vietravel.

Năm 2020, Thừa Thiên Huế thu hút 25 DA đầu tư mới với 6 DA đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với vốn đăng ký gần 20 triệu USD; trong đó Ban quản lý KKT, CN tỉnh cấp mới 3 DA với vốn đăng ký 17 triệu USD và 8 DA điều chỉnh vốn với tổng số vốn đăng ký và tăng thêm 10.830 tỷ đồng. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 112 DA FDI với tổng vốn đầu tư thực hiện khoảng 3,8 tỷ USD.

Ban quản lý KKT, CN tỉnh quyết định chủ trương đầu tư, chứng nhận đăng ký đầu tư cho 10 DA với tổng vốn đăng ký gần 10.000 tỷ đồng, nâng tổng số DA đầu tư tại các KKT, KCN trên địa bàn tỉnh lên 146 DA, với vốn đầu tư gần 100.000 tỷ đồng. Đáng chú ý DA Tổ hợp nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô của Công ty CP Công nghiệp chế tạo ô tô Bách Việt với diện tích 50 ha, tổng vốn đầu tư 2.655 tỷ đồng. Tuy nhiên, do tác động kép từ dịch COVID-19 và bão, lũ lịch sử, công tác xúc tiến đầu tư bị gián đoạn.

Tập trung hoàn thiện cơ sở hạ tầng

Thời gian qua, Thừa Thiên Huế thực hiện nghiên cứu, đánh giá tiềm năng, thị trường, xu hướng và đối tác đầu tư đối với thị trường trong nước, ngoài nước; xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ hoạt động xúc tiến đầu tư; tổ chức các hoạt động truyền thông, quảng bá, giới thiệu về môi trường, chính sách, tiềm năng và cơ hội đầu tư; các hoạt động hợp tác trong nước và quốc tế về xúc tiến đầu tư; đào tạo tập huấn, tăng cường năng lực về xúc tiến đầu tư; chuẩn bị điều kiện sẵn sàng về tiếp cận đất đai để triển khai các DA trọng điểm.

Một dự án đầu tư công gấp rút đẩy nhanh tiến độ

UBND tỉnh giao trách nhiệm cho các sở, ban, ngành liên quan tập trung hoàn thiện cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội gắn với quản lý, bảo vệ môi trường, tạo môi trường hấp dẫn thu hút đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp (DN) các thủ tục, nâng cao tỷ lệ lấp đầy các KKT, KCN và giải quyết việc làm cho lao động địa phương. Đồng thời, có kế hoạch, chính sách ưu tiên để mời gọi các NĐT chiến lược, NĐT chuyên nghiệp, DN có thương hiệu, có uy tín; tuyệt đối không đánh đổi môi trường để phát triển kinh tế.

Ông Nguyễn Đại Vui cho rằng, thời gian tới, cần tập trung hoàn thiện đồng bộ hạ tầng (kể cả trong và ngoài) các KKT, CN trên địa bàn tỉnh, như hệ thống cấp, thoát nước, xử lý nước thải, giao thông... Các sở, ban, ngành, địa phương có sự phối hợp chặt chẽ, cập nhật kịp thời công tác quy hoạch đối với các DA kêu gọi đầu tư của tỉnh liên quan đến ngành, lĩnh vực, địa bàn của mình. Đồng thời, có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ đáp ứng yêu cầu của các NĐT. Tỉnh cũng cần có chính sách hỗ trợ cụ thể đối với các NĐT cũng như chính sách thỏa thuận đền bù, giải phóng mặt bằng (GPMB) đối với các DA lớn...

Bài, ảnh: Bạch Quang

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thoát nghèo nhờ nguồn vốn chính sách

Nhờ có nguồn vốn tín dụng chính sách, thời gian qua, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) huyện Nam Đông đã mạnh dạn phát triển kinh tế hộ gia đình, không ngừng vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Thoát nghèo nhờ nguồn vốn chính sách
Các công ty tài chính kêu gọi hành động về ô nhiễm nhựa

Một nhóm gồm 160 công ty tài chính ngày hôm nay (19/4) đã lên tiếng kêu gọi các chính phủ nhất trí về một hiệp ước chấm dứt ô nhiễm nhựa, nhằm giúp thúc đẩy hành động của khu vực tư nhân, trước vòng đàm phán toàn cầu tiếp theo ở Canada.

Các công ty tài chính kêu gọi hành động về ô nhiễm nhựa
Hành động vì động vật hoang dã

Động vật hoang dã (ĐVHD) được ví như một tài nguyên quý thúc đẩy sự phát triển toàn diện của xã hội. Là địa bàn rộng, dân cư đông nên TP. Huế đã và đang triển khai nhiều giải pháp, hành động vì ĐVHD góp phần nâng cao nhận thức của người dân về bảo tồn thiên nhiên, hạn chế việc tiêu thụ, vận chuyển, tàng trữ và sử dụng trái phép các sản phẩm ĐVHD.

Hành động vì động vật hoang dã
Return to top