ClockThứ Sáu, 25/12/2020 16:16

Câu chuyện sau những kỷ vật

TTH - Vào năm 1992, trong khi đào móng xây trụ sở Sở Khoa học - Công nghệ và Môi trường tại số 18A đường Hà Nội, TP. Huế (khu vực nhà mật thám của Sogny) người ta phát hiện 17 bộ hài cốt và nhiều kỷ vật. Những kỷ vật giúp chúng ta thêm tự hào về truyền thống đấu tranh kiên cường của những người chiến sĩ cộng sản.

Truy điệu, cải táng hài cốt liệt sĩ được tìm thấy ở xã Điền HòaTruy điệu, cải táng hài cốt 2 liệt sĩ hy sinh ở Thủy Thanh

Dựa vào những kỷ vật còn sót lại, các cựu chiến binh từng tham gia trận 50 ngày đêm đánh Pháp ở Huế như các đồng chí: Phan Đàn, Vĩnh Mẫn, Mai Duy Hồ… khẳng định đó là hài cốt của cán bộ, chiến sĩ thuộc Trung đội 9, Đại đội 3, Tiểu đoàn Tiếp phòng quân Thuận Hóa hy sinh vào đầu năm 1947.

17 bộ hài cốt đó là của cảm tử quân hy sinh khi cố thủ ở nhà tên mật thám Sogny. Trong đó có Đại đội trưởng Lê Ngọc Hoàng, Trung đội trưởng Nguyễn Ngọc Giao, Chính trị viên Trung đội Vĩnh Tập (đảng viên duy nhất của Trung đội) và Trung đội phó Phùng Huấn (mỗi chiến sĩ ra mặt trận được tổ chức cấp phát 1 chiếc lập lắc bằng nhôm cứng trên mặt có khắc tên họ, dây được làm bằng thép không rỉ).

Đầu tháng giêng năm 1947, sau khi tấn công vào nhà hàng Chaffanjon và tiêu diệt được một số địch, khi rút qua gần nhà mật thám Sogny thì các cán bộ, chiến sĩ bị địch chặn đánh.

Kể về sự kiện này, nhà văn Phùng Quán cho biết: Trận “cảm tử” vào nhà hàng Chaffanjon không có kết quả vì lưới lửa phòng thủ của giặc quá dày đặc. 3 giờ sáng, Trung đội anh Giao vừa rút đến ngôi lầu cạnh nhà tên trùm mật thám Sogny thì bị bọn địch vây chặt, trong khi các đơn vị khác quanh khu vực đã rút hết. Trời hửng sáng, tiếng súng vang lên dồn dập dưới tầng 1 (ngôi lầu 2 tầng). 10 giờ sáng, tiếng súng bắt đầu vang dội ở tầng trên ngôi lầu. Như thế, hẳn là bọn địch đã chiếm được tầng dưới, các chiến sĩ ta phải rút lên tầng trên cố thủ. Đạn súng máy các cỡ, rồi đạn các loại xối xả nhắm vào tầng lầu.

Đến 3 giờ rưỡi chiều, tiếng súng chống trả vẫn tiếp tục vang lên trên tầng lầu. Như vậy là các anh còn đứng vững. Trung đoàn trưởng Hà Văn Lâu truyền lệnh khắp mặt trận: Các đơn vị sẵn sàng xuất kích lúc mặt trời lặn. Nhưng địch đưa hai xe cứu hỏa chở đầy xăng phun như tắm cả ngôi lầu, rồi tiếng loa cực lớn vang lên: “Chúng mày hãy hàng đi! Ném tất cả vũ khí xuống sân!. Không hàng, tất cả sẽ bị thiêu ra tro”. Thay cho câu trả lời là tiếng súng đồng loạt vang lên từ tầng lầu và sau những tràng đạn lửa của địch bắn vào, ngọn lửa xăng vàng khè bùng lên, ngày một lan rộng, bốc cao phủ kín ngôi nhà. Rồi bất ngờ, cả ngôi lầu lửa bỗng sụm xuống trong tiếng nổ rung chuyển cả mặt trận. Thế là các anh đã cho nổ hai khối mìn mang theo chưa kịp dùng khi tấn công nhà hàng Chaffanjon.

Là liên lạc viên của Mặt trận Khu B nên ông Vĩnh Mẫn (em trai chính trị viên Vĩnh Tập) biết rất rõ về vóc dáng to, cao của Trung đội trưởng Nguyễn Ngọc Giao (quê ở Hải Dương vào Huế mở tiệm khắc dấu trước cửa Thượng Tứ) và dáng người thấp của anh ruột mình là chính trị viên Trung đội Vĩnh Tập (con quan đại thần Bửu Trác, thống chế nhất phẩm triều Khải Định).

Ông Vĩnh Mẫn bùi ngùi nhớ lại: “Lúc đó, anh Giao thường mang khẩu trung liên Steen 1 bảng còn anh trai tôi mang khẩu Rulo hiệu Saint Étienne của Pháp. Nhìn dáng to cao nằm chồng lên người khác tôi biết ngay đó là anh Giao, bởi trước Cách mạng tháng 8/1945, anh Giao và anh tôi rất thân nhau, vì họ là đồng chí”.

Nhà văn Phùng Quán kết luận: “Một tập thể anh hùng hào kiệt thà bị thiêu cháy, quyết không hàng giặc là có thật, người chiến sĩ Cộng sản từ bỏ giai cấp mình (Vĩnh Tập), xả thân vì lý tưởng thế giới Đại đồng Cộng sản là có thật!...

...Với riêng tôi, trong suốt cuộc đời làm văn của mình, có vài ba đề tài ám ảnh tôi không phút nào nguôi. Nó giống món nợ “bát cơm phiếu mẫu”, không trả được, chết không nhắm mắt... Câu chuyện về trung đội cảm tử quân anh Giao, về bác Phùng Huấn... bị giặc thiêu cháy thành tro bụi trong “Huyệt lửa chôn chung”, là một đề tài như vậy đối với đời văn của tôi...

Hiện nay, những kỷ vật của 17 chiến sĩ thuộc Trung đội 9, Đại đội 3, Tiểu đoàn Tiếp phòng quân Thuận Hóa được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế nhằm bảo tồn, gìn giữ, phát huy giá trị lịch sử của những kỷ vật. Qua đó, giúp chúng ta thêm tự hào về truyền thống đấu tranh kiên cường, bất khuất của cha ông ta, đồng thời giáo dục cho thế hệ trẻ tinh thần yêu quê hương, đất nước, sẵn sàng tiến lên vì một đất nước văn minh, giàu mạnh, xứng đáng là con dân của nước Việt.

Mai An

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tiếp nhận cá thể trăn quý, hiếm

Ngày 19/4, Hạt Kiểm lâm huyện Quảng Điền tiếp nhận một cá thể trăn đất quý, hiếm của một người dân tự nguyện giao nộp.

Tiếp nhận cá thể trăn quý, hiếm
Ứng dụng công nghệ trong điều tra dân số và nhà ở

Cùng với cả nước, trong tháng 4 này, Thừa Thiên Huế đồng loạt ra quân và tăng tốc thực hiện điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024. Với sự trợ giúp từ phần mềm CAPI (một mô-đun phỏng vấn cá nhân và phỏng vấn thực địa chuyên dụng) trên thiết bị điện tử đã giúp các lực lượng điều tra viên “tăng tốc” trong quá trình thực hiện điều tra.

Ứng dụng công nghệ trong điều tra dân số và nhà ở
Bàn giao di vật, kỷ vật cho thân nhân gia đình liệt sĩ

Sáng 15/4, Cục Chính sách, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh tổ chức Lễ bàn giao di vật, kỷ vật của liệt sĩ cho thân nhân 2 gia đình liệt sĩ tại Thừa Thiên Huế.

Bàn giao di vật, kỷ vật cho thân nhân gia đình liệt sĩ
Phát hiện cá thể trăn gấm quý bò vào nhà

Ngày 5/4, ông Phan Thạnh ở xã Hương Lộc (Nam Đông) phát hiện cá thể trăn gấm bò vào nhà của gia đình, ông đã dùng mọi cách giữ lại và báo với cơ quan chức năng với mong muốn giao nộp, thả về môi trường tự nhiên.

Phát hiện cá thể trăn gấm quý bò vào nhà
Return to top