ClockThứ Bảy, 26/11/2022 14:21

Xây dựng khối đại đoàn kết góp phần phát triển kinh tế - xã hội khu vực Bắc Trung Bộ

TTH.VN - Ngày 26/11, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQVN tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động của Cụm thi đua Ủy ban MTTQVN các tỉnh Bắc Trung Bộ năm 2022 tại TP. Huế.

Mặt trận các tỉnh Bắc Trung Bộ bàn giao nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo tại xã Phú DươngTriển khai công tác dân vận mạnh hơn bằng công việc cụ thểLãnh đạo TP. Huế thăm, chúc mừng Ngày truyền thống mặt trận Tổ quốc Việt NamGiữ gìn, phát huy tình hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào

Đại diện Ủy ban MTTQVN các tỉnh Bắc Trung Bộ ký kết giao ước thi đua năm 2023

Tham dự, có ông Ngô Sách Thực, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQVN và đại diện lãnh đạo Ủy ban MTTQVN các tỉnh Bắc Trung Bộ. Về phía Thừa Thiên Huế có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ; Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình.

Năm 2022, trong bối cảnh có nhiều khó khăn nhưng với sự quyết tâm cao của lãnh đạo Đảng, chính quyền các cấp, sự vào cuộc tích cực của Mặt trận và tinh thần đoàn kết, đồng lòng của Nhân dân, kết quả công tác Mặt trận đã đạt nhiều thành quả.

Các tỉnh trong Cụm có nhiều xã, huyện đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) như: Thừa Thiên Huế có 1 huyện đạt chuẩn NTM, 1 thị xã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM; 61 xã đạt NTM, 2 thị trấn kiểu mẫu; Quảng Trị 8 đơn vị cấp xã đăng ký đạt chuẩn NTM, 7 đơn vị cấp xã đăng ký NTM nâng cao; Quảng Bình 2 huyện đạt chuẩn NTM, 85 xã đạt chuẩn NTM;...

Mặt trận các tỉnh trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm hoạt động và những mô hình, điển hình tiên tiến 

Trong Phong trào “Cả nước chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau”, tổng kinh phí các tỉnh trong cụm đã vận động được 172.746 tỷ đồng và hỗ trợ làm mới và sửa chữa 3.844 nhà Đại đoàn kết. Trong đó, Thừa Thiên Huế xây dựng mới 117 nhà, sửa chữa 127 nhà với số tiền 4,278 tỷ đồng; Quảng Trị xây dựng mới 418 nhà, sửa chữa 173 nhà, trị giá 29,55 tỷ đồng; Quảng Bình xây mới và sửa chữa 184 nhà đại đoàn kết và thực hiện các chương trình an sinh xã hội trị giá gần 11,5 tỷ đồng;...

Bên cạnh đó, Mặt trận các cấp trong Cụm đã tổ chức 11.131 cuộc giám sát. Nội dung tập trung giám sát việc thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19; giám sát an toàn thực phẩm; giám sát công tác tiếp nhận và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân;…

Năm 2023, Ban Thường trực Ủy ban MTTQVN các tỉnh trong Cụm xây dựng chương trình phối hợp và thống nhất hành động tập trung vào một số nội dung: Tiếp tục tăng cường đoàn kết quốc tế, mở rộng hoạt động đối ngoại nhân dân; Tăng cường củng cố tổ chức, đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao hiệu quả hoạt động của MTTQVN; Thực hiện dân chủ, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; Tăng cường giám sát và phản biện xã hội, tham gia phòng, chống tham nhũng, lãng phí, xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh...

Tại hội nghị, Mặt trận các tỉnh trong khu vực đã trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, cách làm tốt, mô hình, điển hình tiêu biểu trong quá trình triển khai các phong trào thi đua thuộc hệ thống Mặt trận và địa phương. Từ đó, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội các địa phương trong khu vực Bắc Trung Bộ.

Tin, ảnh: MINH NGUYÊN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Quy hoạch Vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ:
Bản sắc, hội nhập, tăng tốc và​ vươn xa

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà khẳng định, Quy hoạch Vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch Vùng) thể hiện quan điểm, tầm nhìn, mục tiêu phát triển trọng tâm, đột phá; phương án phát triển, giải pháp, chính sách ưu đãi, nguồn lực thực hiện quy hoạch thời gian tới. Đồng thời, bản quy hoạch này mở ra tầm nhìn và không gian phát triển mới, tạo động lực, giá trị mới trong bức tranh tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội của vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ (Vùng).

Bản sắc, hội nhập, tăng tốc và​ vươn xa
Tăng giá trị kinh tế khi sản phẩm được xác lập quyền sở hữu

Bảo hộ, xác lập quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) là công cụ pháp lý đắc lực nhằm bảo vệ và nâng cao giá trị sản phẩm. Khi càng có nhiều sản phẩm được bảo hộ thì danh tiếng, uy tín của sản phẩm vùng, địa phương trong tỉnh càng giá trị hơn. Đặc biệt, sản phẩm địa phương khi được bảo hộ quyền SHTT sẽ thuận lợi hơn khi vào các thị trường lớn.

Tăng giá trị kinh tế khi sản phẩm được xác lập quyền sở hữu
Tạo bứt phá cho vùng dược liệu có giá trị kinh tế cao

Đó là mục tiêu đặt ra tại hội nghị sơ kết 3 năm triển khai đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTSVMN), giai đoạn I (2021-2025). Hội nghị do Bộ Y tế tổ chức trong hai ngày 14 và 15/5 tại Huế, được kết nối trực tuyến đến 63 tỉnh, thành.

Tạo bứt phá cho vùng dược liệu có giá trị kinh tế cao

TIN MỚI

Return to top