ClockThứ Hai, 05/04/2021 14:32

Công nghệ văn hóa

TTH - Cuối tuần qua, sự kiện văn hóa diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh - triển lãm “Hương thơm quê mẹ” - Thật sự thu hút sự quan tâm của công chúng với 100 tác phẩm thư pháp bằng nhiều ngôn ngữ và hơn 145 đầu sách tiếng Việt của Thiền sư Thích Nhất Hạnh được ra mắt.

Phối hợp tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ phục vụ phạm nhânTriển lãm nghệ thuật ký họa tại Nam ĐôngCơ hội cho ngành công nghiệp văn hóa

Một người Huế ở TP. Hồ Chí Minh, sau khi xem triển lãm, với rất nhiều cảm xúc, đã liên lạc ra Huế. Ông bảo: Sư ông Làng Mai (Thiền sư Thích Nhất Hạnh) là người gắn bó nhiều với Huế. Di sản văn hóa mà Thiền sư Thích Nhất Hạnh gầy dựng vô cùng quý. Nếu Huế tổ chức được các triển lãm và tìm cách lưu giữ thì rất ý nghĩa. Vì Huế còn là vùng đất có chiều sâu về văn hóa, di sản Phật giáo.

Gợi ý của một người Huế xa quê khiến tôi nhớ đến những mục tiêu phát triển du lịch mà ngành văn hóa du lịch của Huế đã định hướng từ rất lâu, trong đó du lịch tâm linh là một trong những mục tiêu lớn, bên cạnh du lịch di sản, du lịch sinh thái, du lịch sức khỏe... Tại các hội thảo phát triển du lịch nhiều năm qua, nhiều ý tưởng khai thác tiềm năng du lịch tâm linh cũng được đặt ra, gắn với hệ thống cổ tự ở Huế, các nghi lễ Phật giáo, ẩm thực chay... ở xứ "Thiền kinh". Tuy nhiên, đến nay, các tour vãn chùa thì vẫn là sản phẩm lẻ tẻ, tự phát từ các hãng du lịch.

Tại cuộc gặp mặt báo chí đầu năm mới 2021 cách nay vài tháng, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ cũng lấy làm trăn trở, khi cho rằng, Huế là vùng đất của văn hóa - di sản, còn nhiều dư địa chưa được khai thác. Cùng với việc giải tỏa dân cư khu vực Thượng Thành, sẽ phát triển dịch vụ phù hợp ở đây. Hay như di tích Hổ Quyền - một đấu trường nổi tiếng Đông Nam Á dưới triều Nguyễn - sau bao lần lên kế hoạch, hiện đang được giải phóng mặt bằng, hướng đến phục dựng, khai thác phục vụ du lịch. Và một khi đấu trường Hổ Quyền được tu bổ, nếu những trận đấu voi - hổ sinh tử từng diễn ra dưới triều Nguyễn được phục hiện bằng hỗ trợ của công nghệ, hẳn sẽ là điểm đến hấp dẫn. 

Mới đây, trả lời phỏng vấn Báo Thừa Thiên Huế về cái mới của Festival Nghề truyền thống Huế 2021, ông Lê Quốc Vinh, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Le Group of Companies (Tập đoàn Truyền thông Lê) - Tổng đạo diễn, cố vấn nghệ thuật tổng thể chương trình lễ hội - tiết lộ: Sẽ có những ý tưởng sáng tạo, không chỉ diễn ra tại lễ hội mà còn có hiệu ứng lâu dài để phát triển làng nghề.

Dành nhiều thời gian nghiên cứu, theo đuổi lĩnh vực công nghiệp văn hoá – công nghiệp sáng tạo, ông Lê Quốc Vinh cho rằng, Huế cũng bắt đầu chọn đường, định hình, lấy công nghiệp văn hoá, công nghiệp sáng tạo để phát triển.

Còn nhớ cách đây chừng 20 năm, trả lời phỏng vấn Báo Thừa Thiên Huế, nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Thông cũng rất tâm đắc, khi bày tỏ: Hướng phát triển của Huế phải là công nghệ văn hóa, du lịch - ngành công nghiệp không khói.

Không chỉ có di sản văn hóa Phật giáo, trong định hướng công nghệ văn hóa ấy, Huế có quá nhiều tiềm năng. Chẳng hạn chỉ với ẩm thực, hoàn toàn có thể biến Huế thành “bếp ăn của thế giới”, trở thành một ngành công nghệ ẩm thực mà gắn với ẩm thực là phát triển chuỗi dịch vụ ăn uống, vùng nguyên liệu, chế biến, hướng dẫn nữ công gia chánh...Và tương tự là công nghệ áo dài với các show thời trang, dịch vụ mua sắm, phát triển ngành may...cùng các dịch vụ bổ trợ khác.

Đó cũng là ước mơ của cố Họa sư Lê Bá Đảng những ngày đầu ông về Huế. Tham quan các làng nghề truyền thống, ông nói: Phải liên kết giữa doanh nghiệp - đội ngũ sinh viên mỹ thuật, họa sĩ với nghệ nhân để phát triển các làng nghề nổi tiếng của Huế thành các trung tâm công nghệ văn hóa làng nghề.

Ấy là những mảnh ghép mà nếu xâu chuỗi trong một chiến lược, Huế sẽ “ăn nên làm ra” một cách sang trọng khi trở thành “xưởng” công nghệ văn hóa được đầu tư bài bản bằng những ý tưởng, dự án kinh tế giàu thực tiễn và giàu hàm lượng văn hóa.

Kim Oanh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trong nỗi hoài vọng cố hương

Nhà thơ Triệu Nguyên Phong quê ở Triệu Phong, Quảng Trị, nhưng ông sinh ra và lớn lên tại Thừa Thiên Huế. Ông cũng là hội viên Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế. Cuối năm 2023, nhà thơ Triệu Nguyên Phong vừa ra mắt độc giả tập thơ thứ bảy của mình “Theo bóng ta về”, do NXB Thuận Hóa ấn hành. Các tập thơ trước đó gồm: “Say đắng” (2005), Nắng và mưa (2006), Ta và bóng (2009), Rơm rạ chiều quê (2011), Ngược dòng trăng (2013), Ta tìm ta giữa đời (2017).

Trong nỗi hoài vọng cố hương
Đón chờ sự kiện nhạc sống lớn nhất thế giới

Vào tuần thứ hai của tháng 5 này, sự kiện nhạc sống lớn nhất thế giới, cuộc thi Ca khúc truyền hình châu Âu (Eurovision Song Contest) sẽ diễn ra tại Thụy Điển, với sự tham gia của 37 quốc gia.

Đón chờ sự kiện nhạc sống lớn nhất thế giới
Lưu truyền văn hóa ẩm thực qua bữa cơm gia đình người Huế

Có nhiều cách để có thể góp phần kế thừa và phát huy văn hóa ẩm thực Huế, trong đó, việc mỗi gia đình giáo dục cho các thế hệ sau những giá trị truyền thống nói chung, nét đẹp trong văn hóa ẩm thực Huế nói riêng là cách cần được quan tâm.

Lưu truyền văn hóa ẩm thực qua bữa cơm gia đình người Huế

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top