ClockThứ Tư, 25/08/2021 08:15

Thủ tướng đề nghị WHO ưu tiên cung cấp vaccine cho Việt Nam nhanh nhất, sớm nhất

Tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa hoạt động ngoại giao vaccine, Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa có thư gửi ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

WHO: Lợi ích của vắc xin COVID-19 công nghệ mRNA lớn hơn nguy cơ5 bước theo dõi bệnh nhân COVID-19 tại nhàWHO: “Đại dịch tin giả” gây nguy hại cho vắc-xin ngừa COVID-19700 triệu USD huy động trong sáng kiến ​​vắc-xin COVID-19 cho các nước nghèoWHO: Các nhà sản xuất vắc-xin bại liệt không sản xuất đủ liều yêu cầuWHO lên tiếng về thông tin Quinvaxem đang thử nghiệm tại Việt Nam

Vaccine phòng COVID-19 về Việt Nam từ nguồn hỗ trợ của COVAX Facility

Trong thư, Thủ tướng vui mừng nhận thấy các sáng kiến hợp tác được thống nhất tại cuộc điện đàm giữa Thủ tướng và ngài Tổng Giám đốc WHO vào ngày 24/6 vừa qua đã và đang được tích cực triển khai, trân trọng cảm ơn WHO về điều này. Đặc biệt, với sự hỗ trợ của WHO và nhiều đối tác quốc tế, Việt Nam đã nhận được nhiều triệu liều vaccine thông qua Chương trình COVAX.

Tuy nhiên, Việt Nam đang phải đối mặt với đợt bùng phát dịch trên diện rộng do biến chủng Delta gây nên, vì vậy, Thủ tướng đề nghị WHO ưu tiên cung cấp vaccine cho Việt Nam trong đợt phân bổ vaccine sắp tới của COVAX nhanh nhất, nhiều nhất, sớm nhất có thể; đồng thời, tiếp tục hỗ trợ vật tư y tế, chuyển giao công nghệ vaccine mRNA giúp Việt Nam vượt qua giai đoạn khó khăn này. Đặc biệt, Việt Nam mong  sớm được đón đoàn chuyên gia của WHO sang trao đổi, hướng dẫn cụ thể về hỗ trợ nghiên cứu, sản xuất vaccine trong nước.

Thủ tướng nhấn mạnh, Việt Nam ủng hộ vai trò của WHO trong thúc đẩy hợp tác quốc tế về phòng chống đại dịch COVID-19 và tiếp cận công bằng chẩn đoán, điều trị và vaccine ngừa COVID-19.

Trước tình trạng khan hiếm vaccine toàn cầu ngày càng gay gắt, trong tuần trước, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có hai cuộc điện đàm quan trọng với Tổng giám đốc Tập đoàn AstraZeneca và Chủ tịch, Giám đốc điều hành Công ty Pfizer. Lãnh đạo các tập đoàn đều cho biết, sự xuất hiện của chủng virus Delta đã và đang làm tăng mạnh số ca lây nhiễm trên toàn cầu, gây rất nhiều khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu rất lớn của thế giới về vaccine hiện nay, thậm chí một số nước phát triển đang muốn triển khai tiêm vaccine mũi thứ 3. Tuy nhiên, lãnh đạo AstraZeneca và Pfizer đều khẳng định cam kết sẽ nỗ lực đẩy mạnh cung ứng vaccine và tiến độ giao vaccine cho Việt Nam nhanh nhất, sớm nhất có thể.

Theo Cổng TTĐT Chính phủ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tổ chức Y tế thế giới (WHO): Dữ liệu ban đầu về “miếng dán” vắc-xin cho thấy hứa hẹn trong cuộc chiến chống bệnh sởi

Có ít người thích tiêm vắc-xin; và đối với các phụ huynh có con nhỏ, họ thậm chí còn ít thích chúng hơn khi đến thời điểm các con phải đi tiêm vắc-xin. Tuy nhiên hiện nay, có thể có một giải pháp thay thế dễ dàng hơn dưới dạng miếng dán, có thể dán lên da một cách đơn giản.

Tổ chức Y tế thế giới WHO  Dữ liệu ban đầu về “miếng dán” vắc-xin cho thấy hứa hẹn trong cuộc chiến chống bệnh sởi
Người tiêm vắc xin ngừa COVID-19 AstraZeneca không nên lo lắng

Đó là lời khuyên từ các chuyên gia trước thông tin tiêm vắc xin ngừa COVID-19 của hãng dược AstraZeneca có thể gây ra tác dụng phụ hiếm gặp, gây cục máu đông (TTS). Người dân cần tìm hiểu, lắng nghe cẩn trọng, khuyến cáo tránh tình trạng đổ xô đi làm các xét nghiệm không cần thiết.

Người tiêm vắc xin ngừa COVID-19 AstraZeneca không nên lo lắng
WHO: Lạm dụng kháng sinh diễn ra tràn lan ở các bệnh nhân COVID-19

​Bằng chứng mới từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy việc lạm dụng kháng sinh đã diễn ra rộng rãi trong giai đoạn đại dịch COVID-19 trên toàn thế giới, điều này có thể làm trầm trọng thêm sự lây lan “thầm lặng” của tình trạng kháng kháng sinh (AMR).

WHO Lạm dụng kháng sinh diễn ra tràn lan ở các bệnh nhân COVID-19
Return to top