ClockThứ Sáu, 07/01/2022 12:39
Kỳ họp chuyên đề lần thứ nhất, Quốc hội khóa XV:

Tạo nguồn lực, kích thích phục hồi và phát triển kinh tế, hỗ trợ an sinh xã hội

TTH.VN - Sáng 7/1, Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Thừa Thiên Huế-Nguyễn Thị Sửu tham gia thảo luận trực tuyến dự thảo Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH).

Tập trung thực hiện hiệu quả các giải pháp phục hồi và phát triển kinh tế-xã hộiTập trung bàn phương pháp tạo sự đột phá phát triển kinh tế - xã hội năm 2022Khôi phục nhanh chuỗi sản xuất, bảo đảm an sinh xã hộiQuyết định một số vấn đề quan trọng, cấp bách về kinh tế - xã hội, tài chính, ngân sáchTập trung cho mục tiêu képCùng nhau phục hồi và phát triển mạnh mẽ hơn trong năm mới 2022Kỳ họp Quốc hội bất thường đầu tiên: Mục tiêu tối thượng phục vụ nhân dân

Hỗ trợ nguồn lực cho y tế cơ sở

Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Thừa Thiên Huế - Nguyễn Thị Sửu tham gia phát biểu ý kiến sáng 7/1

Đại biểu Nguyễn Thị Sửu đánh giá cao việc xây dựng hồ sơ giải pháp tài khoá, tiền tệ để hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển KT-XH của chính phủ và tán thành với dự thảo Nghị quyết của Quốc hội. Đề nghị Nghị quyết cần được ban hành càng sớm càng tốt, cần quan tâm nhiều đến khâu tổ chức thực hiện. Đồng thời, đưa ra các tiêu chí, nguyên tắc rõ ràng với các ưu tiên, phân nhóm cụ thể để triển khai thực hiện và cần làm ngay; đề nghị tiếp tục đánh giá nhiều chiều, toàn diện và đầy đủ đối với Chương trình.

Theo đại biểu, 5 quan điểm định hướng được đưa ra đã rõ. Kiến nghị Chính phủ bổ sung và làm rõ hơn mối quan hệ biện chứng của chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ trong việc tạo ra khả năng chống chịu, thích ứng, hấp thụ nguồn lực trong hạn định hai năm để trên cơ sở đó dự báo những rủi ro, nguy cấp của nền KT-XH vấp phải và cần phải vượt qua. Đại biểu cũng đề nghị cần tổ chức lấy ý kiến của người dân, doanh nghiệp về dự thảo Nghị quyết và Chương trình; đề nghị lấy ý kiến chuyên gia, các địa phương để các chính sách đi vào cuộc sống, hấp thụ được nguồn lực, kích thích phục hồi và phát triển kinh tế, hỗ trợ an sinh xã hội

Đại biểu cho rằng, bài toán phân bổ nguồn lực qua giải pháp tài khoá và tiền tệ được Chính phủ giải quyết khá toàn diện để mở cửa nền kinh tế gắn với phòng chống dịch bệnh. Tuy nhiên, đối với đầu tư kết cấu hạ tầng trong 6 nhóm dự án dự kiến đầu tư của Chương trình, thì thấy chỉ có 49/63 tỉnh, thành có ghi danh cho đầu tư nâng cao năng lực y tế dự phòng, y tế cơ sở trong khi dịch COVID-19 đã và đang diễn ra hầu hết cả nước, nhu cầu nâng cấp hạ tầng y tế tuyến xã, huyện ở nhiều tỉnh, thành khác cũng đang rất bức thiết.

Đại biểu Nguyễn Thị Sửu đề nghị bổ sung quan điểm, mục tiêu là nâng cao năng lực hệ thống y tế cơ sở, y tế dự phòng, các hỗ trợ cụ thể, phù hợp với điều kiện của từng địa phương, đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch bệnh; nâng cao tính tự chủ, sử dụng bội chi ngân sách nhà nước để đầu tư phát triển, nguồn lực đưa ra phải hấp thụ được ngay trong 2 năm triển khai Chương trình; tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, hướng dẫn để không xảy ra sai sót, vi phạm; bổ sung nội dung về tăng cường an sinh xã hội, bảo đảm y tế cơ sở, sản xuất và tự chủ về vắc-xin, ứng phó với biến thể mới.

Thứ nữa là nhóm dự án bảo đảm an toàn hồ chứa, thích ứng biến đổi khí hậu, khắc phục hậu quả thiên tai, hầu như chỉ bố trí cho các tỉnh Nam Trung bộ, trong khi các tỉnh Bắc Trung bộ, một số tỉnh phía Bắc cũng chịu sự tác động không kém. Kinh mong Chính phủ làm rõ tiêu chí lựa chọn đầu tư và rà soát để có sự bố trí đầu tư, hỗ trợ bổ sung phù hợp, tương xứng.

Bổ sung gói nâng cấp cao tốc Bắc-Nam

Cao tốc La Sơn-Túy Loan mới đầu tư 2 làn đường, cần điều chỉnh, nâng cấp để khai thác an toàn 

Về chính sách miễn, giảm thuế, phí, lệ phí, đại biểu kiến nghị bổ sung miễn, giảm tiền thuê đất đối với lĩnh vực du lịch, dịch vụ để kích cầu phục hồi thiết thực, hiệu quả. Vì đây là một trong những ngành, lĩnh vực chịu sự tác động lớn từ dịch COVID-19 thời gian qua. Đề nghị giải trình cụ thể hơn về các khoản miễn, giảm để ra được con số 64.000 tỷ đồng; rà soát tổng thể các đối tượng được thụ hưởng chính sách này. Chính phủ đã điều chỉnh giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) 2% và thu hẹp phạm vi đối với các mặt hàng có cầu tiêu dùng cao để vừa san sẻ gánh nặng cho người dân, vừa kích cầu nền kinh tế. Việc miễn giảm thuế VAT cần tập trung vào những lĩnh vực ưu tiên hoặc vật tư phòng chống dịch.

Về dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021- 2025, đoạn đường cao tốc Cam Lộ-La Sơn, La Sơn-Tuý Loan đi qua tỉnh Thừa Thiên Huế đã được Quốc hội khoá XIV phê duyệt tại Nghị quyết số 52 ngày 22/11/2017. Tuy nhiên, đoạn Cam Lộ-La Sơn chỉ có quy mô 2 làn xe rộng 11m, nền đường rộng 12m, chưa có giải phân cách và làn xe dừng khẩn cấp; đoạn La Sơn-Tuý Loan 4 làn xe, mặt đường 2 làn xe về quy mô chưa đáp ứng theo tiêu chuẩn thiết kế đường ô tô cao tốc TCVN 5729:2012.

Vì vậy, đại biểu kiến nghị Quốc hội chỉ đạo việc bổ sung đầu tư, nâng cấp các đoạn đường nói trên với quy mô 4 làn xe để bảo đảm nhu cầu vận tải và khả năng cân đối nguồn lực, khai thác an toàn.

Thái Bình (lược ghi)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Góp ý dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên

Ngày 10/5, Sở Tư pháp tổ chức Hội thảo góp ý dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên (NCTN). Dự thảo Luật Tư pháp NCTN niên gồm 11 chương, 166 điều, điều chỉnh trong lĩnh vực tư pháp hình sự. Dự án Luật này sẽ được Quốc hội cho ý kiến trong Kỳ họp thứ 7 tới.

Góp ý dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên
Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu tiếp công dân tại xã Lộc Sơn

Sáng 25/4, ông Lê Trường Lưu, UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh đã có buổi tiếp công dân tại xã Lộc Sơn, huyện Phú Lộc. Cùng dự buổi tiếp công dân có UVTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy Đặng Ngọc Trân; lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện Phú Lộc và một số phòng, ban liên quan.

Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu tiếp công dân tại xã Lộc Sơn

TIN MỚI

Return to top