ClockThứ Sáu, 27/12/2019 16:17

Đề án "Xây dựng, phát triển đô thị Huế đến năm 2030" sẽ được chia làm 2 giai đoạn

TTH.VN - Theo Quyết định số 3342/QĐ-UBND của UBND tỉnh ngày 27/12 về việc phê duyệt Đề án "Xây dựng, phát triển đô thị Huế đến năm 2030", nhiệm vụ phát triển đô thị Huế được chia làm 2 giai đoạn.

Giữ “hồn" Huế khi đô thị hóaNhà máy nước Huế & sứ mệnh văn minh đô thịGiao lưu trực tuyến: "Tương tác" cùng Hue-SChia sẻ kinh nghiệm bảo tồn kiến trúc, cảnh quan đô thị di sảnPhát triển bằng cách riêng của mình!Đảm bảo chất lượng Dự án phát triển đô thị xanh tại HuếBứt phá trên các lĩnh vực để xây dựng Huế trở thành đô thị di sản trực thuộc Trung ương

Thành phố Huế hiện hữu đã rất chật chội, cần phải mở rộng 

Với quan điểm “Xây dựng và phát triển đô thị Huế trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh” trong đó, mục tiêu xuyên suốt là đưa Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, Đề án "Xây dựng, phát triển đô thị Huế đến năm 2030" được phân thành 2 giai đoạn.

Cụ thể, giai đoạn 1 (2020-2025), xây dựng, phát triển không gian đô thị Huế đến năm 2025 theo hướng biển, theo trục cảnh quan hai bờ sông Hương làm cơ sở để nghiên cứu lập Đề án Điều chỉnh địa giới hành chính để mở rộng TP. Huế và thành lập các phường thuộc TP. Huế. Phạm vi nghiên cứu bao gồm: TP. Huế hiện hữu; một phần TX. Hương Thủy (các xã: Thủy Vân, Thủy Bằng); một phần TX. Hương Trà (các phường, xã: Hương Hồ, Hương An, Hương Thọ, Hương Vinh, Hải Dương, Hương Phong) và một phần huyện Phú Vang (các xã, thị trấn: Thuận An, Phú Thượng, Phú Mậu, Phú Dương, Phú Thanh); quy mô khoảng 267 km2.

Giai đoạn 2 (2025-2030), trên cơ sở định hướng phát triển của giai đoạn 1, tiếp tục xây dựng, phát triển không gian đô thị Huế theo định hướng của đồ án quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Thừa Thiên Huế và quy hoạch chung thành phố Huế đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với vùng lõi đô thị có quy mô khoảng 348 km2, bao gồm TP. Huế mở rộng có quy mô 267km2 và các thị xã Hương Thủy, Hương Trà.

Trên cơ sở đề án được UBND tỉnh phê duyệt, UBND tỉnh giao trách nhiệm các cơ quan liên quan thực hiện nghiêm túc các công việc đã nêu theo Quyết định trên.

Tin, ảnh: Thái Sơn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Xanh hóa” ngành vật liệu xây dựng

Sản xuất vật liệu xây dựng (VLXD) là ngành công nghiệp tiêu tốn nhiều năng lượng, sử dụng nhiều tài nguyên thiên nhiên. Do đó, thúc đẩy chuyển đổi ngành sản xuất vật liệu xây dựng theo hướng “xanh hóa” sẽ đóng góp tích cực vào chuyển đổi xanh nền kinh tế, hướng đến phát triển bền vững.

“Xanh hóa” ngành vật liệu xây dựng
Phát huy tinh thần Chiến thắng Điện Biên Phủ, tiếp tục xây dựng nền an ninh nhân dân vững mạnh

Nền an ninh nhân dân “là sức mạnh tinh thần, vật chất, sự đoàn kết và truyền thống dựng nước, giữ nước của toàn dân tộc được huy động vào sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, trong đó lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia làm nòng cốt”(1). Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 một lần nữa khẳng định: Xây dựng, củng cố nền an ninh nhân dân phải là sự nghiệp của quần chúng nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, của Nhà nước, trong đó lực lượng công an giữ vai trò tham mưu và nòng cốt.

Phát huy tinh thần Chiến thắng Điện Biên Phủ, tiếp tục xây dựng nền an ninh nhân dân vững mạnh
“Hạt nhân” của miền Trung

Nghị quyết 26, ngày 3/11/2022 của Bộ Chính trị định hướng cho Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung đột phá phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, Thừa Thiên Huế - thành phố văn hóa di sản nằm giữa khu vực miền Trung với những tiềm năng, lợi thế riêng có đang đứng trước nhiều cơ hội để thúc đẩy kinh tế toàn vùng.

“Hạt nhân” của miền Trung

TIN MỚI

Return to top