ClockThứ Sáu, 26/03/2021 07:15

Ký ức về những ngày quê hương giải phóng

TTH - Dù tuổi cao, sức yếu nhưng gợi nhớ đến thời khắc tháng 3 lịch sử, ký ức về những ngày quê hương Thừa Thiên Huế được giải phóng lại ùa về với những con người từng đi qua chiến tranh.

Hiện vật lịch sử gợi nhớ 46 năm trướcPhát huy truyền thống, xây dựng Thừa Thiên Huế giàu mạnh

Quân giải phóng tiến vào cầu Tràng Tiền (Huế). (ảnh tư liệu)

Chỉ những bức ảnh tư liệu được treo trong nhà của mình, ông Nguyễn Huy Ngọc, nguyên Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, người cán bộ biệt động thành tham gia giải phóng quê hương vui vẻ: “Đây là tôi, năm xưa điều khiển chiếc xe honda có gắn lá cờ Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam đi trước dẫn đường, đón bộ đội chủ lực ở cánh Bắc tiến vào cửa An Hòa để vào tiếp quản TP. Huế”.

Trong thời khắc lịch sử ấy, trước sức tấn công rộng khắp của quân ta, cục diện chiến trường ở Thừa Thiên Huế thay đổi nhanh chóng. Quân địch bắt đầu bị vỡ trận, phải tháo chạy tán loạn. Cùng với phong trào đấu tranh công khai, rộng khắp của mọi giới, mạng lưới cách mạng của ta ngày càng phát triển. Hầu hết các khu phố, trường học trên địa bàn TP. Huế đều xây dựng được chi bộ, chi đoàn, lực lượng vũ trang, đường dây liên lạc được mở rộng, tạo điều kiện hết sức thuận lợi.

Ông Nguyễn Huy Ngọc nhớ lại: “Khó khăn lớn nhất trong giải phóng TP. Huế là từ thời gian đầu tháng 3/1975. Các ngày đó chiến trường ác liệt nhất. Đêm nào hành quân bộ đội cũng gặp địch phục kích. Vì vậy, khi bóc được tuyến ngoài rồi thì địch vỡ trận. Lúc đó chúng ta mới thuận lợi hơn”.

Theo chia sẻ của Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân, ông Lâm Bình, nguyên Phó Ban An ninh Bình Trị Thiên, cựu điệp báo viên xuất sắc của Ban điệp báo Ty Công an Thừa Thiên tại nội thành Huế và từ tài liệu lực lượng trinh sát vũ trang an ninh TP. Huế trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước (được lưu tại Phòng truyền thống Công an TP. Huế) cho thấy: Ngày 24/3/1975, lực lượng trinh sát vũ trang cả công khai và bí mật do đồng chí Trần Phong, Trưởng ban An ninh TP. Huế chỉ huy đột nhập vào thành phố chiếm giữ Ty Cảnh sát Thừa Thiên của địch ở 15 Trần Cao Vân (số cũ), Trung tâm Cảnh sát sắc phục (42 Duy Tân cũ)…; thu nhiều tài liệu quan trọng. Ngày 25/3/1975, nhiều đơn vị quân đội, đặc công, biệt động tiến vào nội thành, giải phóng thành phố.

Thắng lợi của việc giải phóng quê hương Thừa Thiên Huế đã đập tan tấm lá chắn mạnh nhất của địch ở phía Bắc Quân khu I và vùng I chiến thuật; giáng một đòn mạnh vào âm mưu co cụm chiến lược của địch ở ven biển miền Trung; tạo đà cho bước chân thần tốc của đại quân ta tiến vào Đà Nẵng, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Được sự giới thiệu của Hội Cựu chiến binh tỉnh, chúng tôi đã gặp ông Bùi Trung Thành, nguyên Trung đội trưởng Trung đội 3, Đại đội 2, Tiểu đoàn 6, Trung đoàn 6, Quân khu Trị Thiên, trú tại phường Phú Hậu và bà Nguyễn Thị Nghệ, nguyên cán bộ phụ vận vùng giải phóng Thừa Thiên Huế, trú tại phường Vĩnh Ninh (TP. Huế) để nghe ông và bà kể về nhiệm vụ của họ sau những ngày quê hương Thừa Thiên Huế mới được giải phóng.

Ông Bùi Trung Thành cho biết: “Cùng với các lực lượng khác, chúng tôi được phân công tiếp quản, xây dựng cơ sở vùng mới giải phóng. Khó khăn nhất thời điểm này là nắm chắc tình hình, nhất là các đối tượng ngụy quân, ngụy quyền. Chúng tôi tuyên truyền, quê hương đã giải phóng, chúng ta nên hòa hợp với nhau. Chính từ xây dựng cơ sở, tích cực vận động, nhiều đối tượng ngụy quân, ngụy quyền đã giác ngộ, giúp chúng tôi thực hiện tốt xử lý bom, mìn sau chiến tranh”. 

“Anh em chúng tôi luôn xác định, địch rút đến đâu, mình tiếp quản, xây dựng cơ sở đến đó. Không chỉ xây dựng chính quyền, chúng tôi còn tích cực tuyên truyền, vận động để người dân tin tưởng vào thắng lợi của quê hương, đất nước”, bà Nguyễn Thị Nghệ chia sẻ.

“Chiến dịch mùa Xuân năm 1975 giải phóng Thừa Thiên Huế diễn ra trong hai đợt, đợt 1 từ ngày 5 đến 14/3 và đợt 2 từ ngày 21 đến 26/3. Với sự phối hợp sức mạnh tiến công thần tốc của bộ đội chủ lực, cùng với các đội vũ trang, chính trị, biệt động ở địa phương, Nhân dân Thừa Thiên Huế đã nhanh chóng nổi dậy làm chủ chiến trường”, ông Nguyễn Trung Chính, nguyên Uỷ viên Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chính ủy Quân khu Trị Thiên, phụ trách cánh Bắc tỉnh Thừa Thiên Huế năm 1975 cho biết.

Bài, ảnh: Anh Phong

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

30 nghệ sĩ nhiếp ảnh giao lưu, sáng tác ảnh về Huế

Sự kiện nằm trong hoạt động của cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật Việt Nam năm 2024, do Cục Mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp với Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức, khai mạc chiều 10/5 tại TP. Huế.

30 nghệ sĩ nhiếp ảnh giao lưu, sáng tác ảnh về Huế
Người lính công binh và ký ức Điện Biên Phủ

70 năm trôi qua kể từ chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, cựu chiến binh (CCB) Nguyễn Chí Bình vẫn nhớ như in “56 ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt, máu trộn bùn non”.

Người lính công binh và ký ức Điện Biên Phủ
Lãnh đạo tỉnh làm việc với đoàn làm phim “Hoàng hậu cuối cùng”

Chiều ngày 7/5, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình đã có buổi làm việc với Công ty TNHH Mar6 Studios liên quan đến dự án phim điện ảnh về hoàng hậu Nam Phương. Cùng dự buổi làm việc có đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan.

Lãnh đạo tỉnh làm việc với đoàn làm phim “Hoàng hậu cuối cùng”
Giải phóng mặt bằng phải “đi trước một bước”

Dự án thi công chậm, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công không đáp ứng được theo yêu cầu, nguyên nhân bắt nguồn từ những vướng mắc liên quan đến giải phóng mặt bằng là câu chuyện “biết rồi, khổ lắm nói mãi”. Dù vậy, vẫn chưa có một kịch bản cụ thể nào cho công tác giải phóng mặt bằng, nhất là các dự án trọng điểm nhằm giải bài toán vướng mắc trong đầu tư

Giải phóng mặt bằng phải “đi trước một bước”
Một mảnh trời trong veo

Những lần về quê, khi ráng chiều buông dài trên xóm nhỏ, tôi thường len lỏi dưới những tán cây quanh nhà, nâng niu hái từng chiếc lá sả, lá chanh.

Một mảnh trời trong veo
Return to top