ClockChủ Nhật, 25/04/2021 14:01

Cơ hội cho ngành thiết kế áo dài

TTH - Festival Nghề truyền thống Huế (NTTH) 2021 tổ chức vào cuối tháng 5/2021 sẽ diễn ra “Tuần lễ thời trang Áo dài Huế - Di sản sống” từ ngày 29/5 - 5/6 tại đường đi bộ trên sông Hương với sự tham gia của nhiều nhà thiết kế áo dài trong và ngoài tỉnh. Đây sẽ là cơ hội cho các nhà thiết kế giới thiệu và quảng bá ngành thiết kế thời trang áo dài.

Hơn 15 làng nghề đăng ký tham gia Festival Nghề truyền thống Huế 2021Cơ hội quảng diễn nghề truyền thốngTôn vinh nghề truyền thống Huế và các địa phương trong nước

Trình diễn áo dài tại Festival Nghề truyền thống Huế 2019

Khẩn trương chuẩn bị

Là một trong những nhà thiết kế áo dài tên tuổi ở Huế, những ngày này, nhà thiết kế Đoan Trang, Giám đốc Công ty TNHH TM & DV Thêu may Đoan Trang, TP. Huế cùng đội ngũ nhân viên đang gấp rút hoàn tất các bộ sưu tập thời trang áo dài để trình diễn tại Festival NTTH 2021.

Theo bà Đoan Trang, Festival NTTH không chỉ là cơ hội để các nhà thiết kế, cơ sở may đo áo dài Huế quảng bá và giới thiệu sản phẩm đến với du khách, mà còn là dịp để các nhà thiết kế thể hiện tài năng, khơi nguồn thiết kế tạo ra các mẫu áo dài mới, hiện đại phục vụ thị trường, qua đó sản phẩm áo dài Huế có cơ hội toả sáng trên các sân khấu lớn. Hiện, DN đang chuẩn bị vải, phụ kiện, thiết kế mẫu và huy động toàn bộ nhân viên thiết kế khoảng 60 bộ áo dài với chủ đề “Tinh hoa của chiếc áo dài hiện đại” để trình diễn tại sân khẩu bên bờ sông Hương.

Bà Trang mong muốn, chương trình trình diễn thời trang áo dài không chỉ dừng lại trong khuôn khổ Fesstival NTTH mà sắp tới, thành phố nên định kỳ tổ chức các chương trình biểu diễn áo dài hay các sàn diễn thời trang chuyên nghiệp nhằm tạo cơ hội cho các nhà thiết kế áo dài “có đất diễn” và giới thiệu sản phẩm đến với du khách nhằm sớm thực hiện giấc mơ “Huế - Kinh đô áo dài”.

Nhà thiết kế Viết Bảo, Giám đốc Công ty TNHH MTV Viết Bảo QB, Phó Chủ tịch Hội may thêu thời trang tỉnh cho rằng, Huế là thành phố du lịch và hướng đến xây dựng Kinh đô áo dài, song lâu nay Huế chỉ là thị trường tiêu thụ sản phẩm của các tỉnh, thành phố khác, trong đó có áo dài. Ngoài một số ít cơ sở đầu tư công nghệ, thời gian và công sức thiết kế áo dài, đa phần các cửa hàng chỉ nhập vải áo dài về và gia công, rồi gắn thương hiệu áo dài Huế.

Từ năm 2020 đến nay, qua khảo sát thị trường, thăm dò thị hiếu khách hàng, đặc biệt là khách du lịch, Công ty TNHH MTV Viết Bảo QB đã nhập vải thô, phôi trắng, sau đó sử dụng công nghệ in nhuộm kỹ thuật số trên nền tơ tằm các tác phẩm hội họa Huế tiêu biểu được chuyển thể sinh động lên tà áo. Sự kết hợp áo dài và hội họa tăng giá trị thẩm mỹ, văn hóa cho sản phẩm từ họa tiết pháp lam, di sản kiến trúc cung đình. Trên chất liệu lụa sa tanh, thổ cẩm hay voan, các họa tiết được thiết kế tỉ mỉ, tạo đặc trưng riêng cho áo dài Huế và đây sẽ là những bộ sưu tập áo dài mà cơ sở đã và đang chuẩn bị để đưa lên sàn diễn thời trang tại Festival NTTH 2021 sắp tới.

Hướng đến chuỗi cửa hàng thời trang

Theo ông Lê Quốc Vinh, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Le Group of Companies (Tập đoàn Truyền thông Lê), Tổng đạo diễn, cố vấn nghệ thuật tổng thể chương trình Festival NTTH 2021, bất cứ ngành nghề nào muốn phát triển phải tạo ra thị trường. Qua khảo sát, Huế đã có nhiều nhà thiết kế áo dài tài năng, song để phát triển, cần phải có thị trường tiêu thụ sản phẩm. Trong khi đó, ngành thời trang cần phải có sàn diễn chuyên nghiệp nên Festival NTTH 2021 sẽ tạo cơ hội cho các nhà thiết kế áo dài quảng diễn các sản phẩm thiết kế. Trong suốt 1 tuần, Huế sẽ sôi động và trở thành sàn diễn thời trang áo dài chuyên nghiệp với hàng trăm bộ sưu tập áo dài Huế, áo dài Việt Nam xưa và nay.

Ông Vinh cho rằng, mục đích của Festival NTTH không chỉ dừng lại ở khâu trình diễn, mà chú trọng đến chuỗi cửa hàng thời trang, cung ứng vật tư, thiết kế phụ liệu áo dài, trong đó sẽ nhấn mạnh đến công tác truyền thông, xây dựng thương hiệu cho các nhà thiết kế áo dài Huế nói riêng và áo dài Việt Nam nói chung.

Theo Ban tổ chức Festival NTTH 2021, điểm nhấn của Festival lần này là tập trung định hướng thiết kế sáng tạo đương đại, đưa ngành nghề truyền thống đến gần hơn với nhu cầu cuộc sống thường nhật. Các yếu tố được nhấn mạnh sẽ là Sáng tạo - Văn hoá - Thủ công. Theo đó, các làng nghề, các nghệ nhân, các doanh nghiệp sẽ được khuyến khích mang đến các sự kiện festival những thiết kế sáng tạo đương đại, nhưng vẫn dựa trên nền tảng các giá trị văn hoá truyền thống, các ngành nghề thủ công truyền thống, đặc biệt là tôn vinh ngành thiết kế thời trang áo dài.

Bài, ảnh: KHÁNH THƯ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mở ra cơ hội giao lưu nghệ thuật cho người trẻ

Là hoạt động thường niên, triển lãm mỹ thuật trẻ vừa là sân chơi, vừa là cơ hội để các họa sĩ tuổi đời dưới 45 của Thừa Thiên Huế bộc lộ tài năng, chứng tỏ hoạt động nghệ thuật của bản thân với giới chuyên môn và những người yêu “nghệ thuật của cái đẹp” Cố đô.

Mở ra cơ hội giao lưu nghệ thuật cho người trẻ
Cơ hội thu hút đầu tư nhìn từ quy hoạch tỉnh

Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch tỉnh) là nền tảng, mở ra rất nhiều dư địa để thu hút đầu tư. Từ những tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, cùng với chiến lược hoàn thiện hạ tầng trong từng giai đoạn, các doanh nghiệp sẽ tìm thấy “miền đất lành” để đầu tư, phát triển.

Cơ hội thu hút đầu tư nhìn từ quy hoạch tỉnh
Vai trò thầy thuốc trẻ trong chuyển đổi số

Đó là một trong những nội dung thu hút nhiều thảo luận tại Hội nghị “Khoa học cố đô mở rộng về Chuyển đổi số trong y học” diễn ra chiều 28/3. Hoạt động được Hội Thầy thuốc trẻ tỉnh và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức.

Vai trò thầy thuốc trẻ trong chuyển đổi số

TIN MỚI

Return to top