ClockThứ Sáu, 03/12/2021 11:31

Đến năm 2025, áp dụng quy trình quản lý chất lượng cho 100% sản phẩm chủ lực theo tiêu chuẩn quốc tế

TTH.VN - Đó là mục tiêu hướng đến theo kế hoạch về “Tuyên truyền, vận động sản xuất kinh doanh nông sản thực phẩm chất lượng, an toàn vì sức khỏe cộng đồng, phát triển bền vững giai đoạn 2021 – 2025” do UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ban hành.

An tâm, an toàn đến nhà máyAn toàn bữa ăn cho công dân trong các khung cách lyLiên minh châu Âu cấm sử dụng chất phụ gia E171 trong thực phẩmAn toàn thực phẩm Tết Trung thuGiải đáp thắc mắc: Có nên sử dụng sữa tăng cân Mass Gainer không?1.000 tình nguyện viên tham gia “Tiếp sức mùa thi”Xuất bản ấn phẩm “Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế”Nỗ lực vì an toàn thực phẩm

Theo đó, đến năm 2025, phấn đấu đạt 100% cơ sở sản xuất ban đầu, sơ chế, kinh doanh nhỏ lẻ nông, lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh ký cam kết sản xuất thực phẩm an toàn; loại trừ hoàn toàn hiện tượng phân biệt sản xuất để ăn với sản xuất để bán; 100% cấp huyện xây dựng, nhân rộng mô hình của Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam về sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, sản phẩm đặc thù OCOP.

Đồng thời, áp dụng quy trình quản lý chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm trong phát triển chuỗi giá trị nông sản thực phẩm cho 100% các sản phẩm chủ lực trên địa bàn theo tiêu chuẩn quốc tế; 100% các cấp Hội cập nhật ứng dụng công nghệ thông tin, khoa học công nghệ tiên tiến vào tuyên truyền, vận động, giám sát sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn.

Tỉnh chỉ đạo các cấp, các ngành tập trung thực hiện tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về phổ biến kiến thức, quy định của pháp luật về kinh doanh nông lâm thủy sản thực phẩm chất lượng, an toàn. Phổ biến về yêu cầu, tiêu chuẩn, quy chuẩn của các nước nhập khẩu nông lâm thủy sản. Tuyên truyền nâng cao nhận thức và cung cấp kiến thức cho người tiêu dùng về an toàn thực phẩm….

Ngoài ra, kế hoạch sẽ triển khai các nội dung khác như: Cam kết sản xuất thực phẩm an toàn, không phân biệt sản xuất để ăn và sản xuất để bán. Tổ chức các lớp tập huấn phổ biến, nâng cao kiến thức cho Hội viên các cấp Hội. Xây dựng và phát triển các mô hình sản xuất kinh doanh thực phẩm an toàn của địa phương.

Thái Sơn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
Kích thích làm nông nghiệp công nghệ cao

Sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đang là xu hướng phát triển của nền nông nghiệp nói chung và ngành nông nghiệp tỉnh nói riêng. Tuy nhiên, với chi phí đầu vào đắt đỏ và đầu ra vẫn còn chưa phổ dụng thì cần có chính sách kích cầu cho doanh nghiệp, cá nhân tham gia.

Kích thích làm nông nghiệp công nghệ cao
Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.

Nông nghiệp huyện Phú Lộc đang từng bước chuyển dịch theo hướng hàng hóa, ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Sản xuất gắn với bảo quản, chế biến, quảng bá và liên kết tiêu thụ sản phẩm nên người dân yên tâm.

Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp

TIN MỚI

Return to top