ClockThứ Hai, 13/11/2023 13:19

Phát triển nghề massage cho người mù, người khiếm thị

TTH - Gặt hái những “quả ngọt” từ các hoạt động giảng dạy, bồi dưỡng và nâng cao chất lượng dịch vụ, massage chăm sóc phục hồi sức khỏe đã trở thành nghề mũi nhọn, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người mù, người khiếm thị.

Thắp sáng ước mơ cho người mù, người khiếm thị“Mái ấm” của người mù Quảng ĐiềnGiảm nghèo bền vững cho người mù, người khiếm thị

 Nghề massage mang đến thu nhập ổn định cho người mù, người khiếm thị

Sinh ra tại Phú An (Phú Vang), anh Nguyễn Văn Tố và 3 anh chị em của mình không may mất đi thị lực bẩm sinh. Được tạo điều kiện theo học chữ Braille tại Trung tâm Giáo dục hướng nghiệp Trẻ em mù tỉnh, sau đó học hòa nhập, anh Tố đã lựa chọn học và theo nghề massage chăm sóc phục hồi sức khỏe.

Anh bộc bạch: “Được sự quan tâm và đồng hành của Hội Người mù (HNM) tỉnh, tôi và các anh chị đều có công việc ổn định. Hai người chị của tôi đã mở cơ sở massage tại Bình Dương. Về phần mình, tôi trở thành nhân viên massage tại Công ty TNHH MTV Niềm Tin 17.4. Với nguồn thu nhập ổn định, tôi có thể chăm lo cho gia đình nhỏ của mình”.

Chẳng riêng anh Tố, nghề massage đã mang đến cơ hội việc làm và nguồn thu ổn định cho những người cùng cảnh ngộ. Chỉ riêng tại Công ty TNHH MTV Niềm Tin 17.4, cơ sở massage đã có hàng chục lao động là người mù, người khiếm thị.

Ông Lê Văn Lộc, Chủ tịch Hội Người mù tỉnh cho biết: “Trong những năm qua, đánh giá tầm quan trọng của nghề massage chăm sóc phục hồi sức khỏe, Trung tâm dạy nghề của Hội và các Huyện hội đã tổ chức gần 120 lớp dạy nghề với đa dạng loại hình cho hơn 1.600 học viên là người mù, người khiếm thị và người khuyết tật. Song song với các lớp massage chăm sóc phục hồi sức khỏe, chúng tôi còn đào tạo nghề sản xuất tăm tre, đan lát, hương trầm, kỹ thuật chăn nuôi và phòng bệnh cho gia súc, gia cầm...”.

Để giúp người lao động áp dụng các kiến thức đã được học, từ đó nâng cao kỹ năng, tay nghề vào việc làm, các hội thi kỹ năng nghề (trong đó có nghề massage) luôn được HNM tỉnh chú trọng. Song song với đó, HNM tỉnh đã tổ chức 18 khóa tập huấn nâng cao kỹ năng nghề massage chăm sóc phục hồi sức khỏe cho hơn 400 học viên đã qua đào tạo.

Ông Lê Văn Lộc thông tin: “Thông thường, sau quá trình đào tạo, có đến trên 80% học viên nghề massage chăm sóc phục hồi sức khỏe đều có việc làm, thu nhập. Không chỉ làm việc tại công ty, nhiều người mù, người khiếm thị còn mở các cơ sở massage, từ đó tạo thêm việc làm cho những người đồng cảnh”.

“Đặc biệt, Công ty TNHH MTV Niềm Tin 17.4 mới đây đã vinh dự được Hiệp hội Người mù Thế giới – khu vực Châu Á Thái Bình Dương trao chứng nhận “Mô hình cơ sở massage kiểu mẫu”. Là một trong số ít các cơ sở của khu vực được vinh danh, chứng nhận đã thể hiện sự đồng bộ của cơ sở vật chất, các trang thiết bị hiện đại của công ty. Đồng thời khẳng định chất lượng của đội ngũ nhân viên, kỹ thuật viên với tay nghề được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp”, ông Lộc cho biết thêm.

Chỉ tính riêng Công ty TNHH MTV Niềm Tin 17.4, tổng doanh thu từ dịch vụ massage chăm sóc phục hồi sức khỏe từ hai cơ sở Niềm Tin (tính từ năm 2022 đến tháng 6/2023) đã đạt hơn 3,6 tỷ đồng. Với nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, thu nhập của người lao động cũng ngày càng ổn định. Trung bình mỗi nhân viên massage đạt thu nhập từ 4 triệu đồng, một số nhân viên đạt từ 7 – 8 triệu đồng/tháng.

Thời gian tới, HNM tỉnh sẽ phát triển mạng lưới các cơ sở massage của người mù, khiếm thị, tiếp tục nâng cấp phòng, các trang, thiết bị để không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ. Với những thành quả đã đạt được, tin rằng nghề massage chăm sóc phục hồi sức trên địa bàn sẽ tiếp tục được củng cố vị thế, từ đó góp phần nâng cao thu nhập, ổn định đời sống cho người mù, người khiếm thị.

Bài, ảnh: Mai Huế
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tạo bứt phá cho vùng dược liệu có giá trị kinh tế cao

Đó là mục tiêu đặt ra tại hội nghị sơ kết 3 năm triển khai đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTSVMN), giai đoạn I (2021-2025). Hội nghị do Bộ Y tế tổ chức trong hai ngày 14 và 15/5 tại Huế, được kết nối trực tuyến đến 63 tỉnh, thành.

Tạo bứt phá cho vùng dược liệu có giá trị kinh tế cao
Nguồn nhân lực chất lượng cao: Gỡ điểm nghẽn để phát triển

Phát triển nguồn nhân lực (NNL) chất lượng cao gắn với xây dựng các kỹ năng nghề thuộc các lĩnh vực kinh tế trọng điểm là hướng đi cần thiết của Thừa Thiên Huế trong việc thực hiện hiệu quả các đề án, chương trình, kế hoạch trên hành trình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Nguồn nhân lực chất lượng cao Gỡ điểm nghẽn để phát triển
Phát triển kinh tế nhờ hướng đi phù hợp

Chọn hướng đi phù hợp, làm giàu trên chính quê hương của mình, đó là cách những hội viên phụ nữ xã Quảng Phú (Quảng Điền) kiên trì, khẳng định bản thân mình trên con đường khởi nghiệp, phát triển kinh tế.

Phát triển kinh tế nhờ hướng đi phù hợp
Mở rộng cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển kinh tế

Việc áp dụng các chính sách trong quá trình thực hiện Nghị quyết 43 của Quốc hội đã giúp tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh đạt được nhiều kết quả; tuy nhiên, thực tiễn áp dụng cũng đang gặp nhiều khó khăn, cần giải pháp tháo gỡ.

Mở rộng cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển kinh tế

TIN MỚI

Return to top