ClockChủ Nhật, 16/08/2020 14:58

Trở về trong tình yêu thương của quê hương

TTH.VN - “Chúng tôi may mắn khi được trở về quê hương. May mắn hơn khi được ở trong môi trường cách ly tập trung với những chế độ chăm sóc từ miếng ăn, giấc ngủ cùng những lời động viên chân thành của các chiến sĩ, cán bộ y tế” - anh N. H. H (một người dân trở về từ Đà Nẵng cách ly tại Trường Nghiệp vụ Thuế, xã Phú Thượng, huyện Phú Vang) tâm sự.

Sáng 16/8, Việt Nam có thêm 1 bệnh nhân COVID-19 tử vong; tổng số 24Cập nhật Covid-19: Thế giới hơn 21,5 triệu ca mắc, 767.738 ca tử vongBảo đảm thi công an toàn trong thời dịch COVID-19Phát huy hết trách nhiệm trong phòng chống dịch COVID-19

Một góc bên trong khu cách ly, nơi người dân từ vùng có dịch trở về đang cách ly tập trung, nhìn từ xa vào

Cũng giống như anh H. đợt cách ly tập trung này chủ yếu cách ly những người trở về từ các vùng có dịch như Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi. Dù khoảng cách chỉ 100 - 200km, nhưng đường về quê hương với những ai đang cách ly tập trung lần này là một câu chuyện dài, xúc động.

Để đáp ứng nhu cầu của người dân trở về quê hương phải được theo dõi, đảm bảo sức khỏe và phải cách ly tập trung theo quy định của Bộ Y tế, nhiều khu vực cách ly đã phải “tái khởi động” trở lại. Hai khu vực đón người dân cách ly đông nhất vào thời điểm dịch COVID-19 tái phát là Trường Nghiệp vụ Thuế và Trường Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (cùng đóng trên địa bàn xã Phú Thượng, huyện Phú Vang).

Đồng nghĩa với đó, các hoạt động chăm nuôi, y tế cũng được chuẩn bị đầy đủ, đảm bảo đối với từng người trong suốt quá trình cách ly tập trung. Chị H.T.H.N (27 tuổi, TP. Huế) trở về từ Đà Nẵng, đang được cách ly cho biết, thời điểm Đà Nẵng phát hiện có ca bệnh COVID-19 chị đang làm thêm ở trong đó. Sau một vài ngày đắn đo, lo lắng, chị cùng một nhóm người quyết định quay trở về. Liên lạc với các cơ quan chức năng, chị nhận được sự đồng ý và chấp nhận cách ly tập trung. Nói về thời gian ở đây, chị N. cho biết mình cảm thấy được sống trong tình yêu thương, sự quan tâm rất chu đáo.

“Ngày nào tôi và mọi người trong khu cách ly tập trung cũng được đo thân nhiệt, thăm khám sức khỏe. Còn các bữa ăn thì khỏi nói, được thay đổi khẩu phần từng bữa, từng ngày, đảm bảo dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Thời gian ở đây là một kỉ niệm, và đó là kỉ niệm đẹp khi nhận được sự chăm sóc đặc biệt”, chị N. chia sẻ.

Trong không gian cách ly tập trung, mọi người đều cảm giác thoải mái. Người nghe nhạc, người đọc sách, người tập thể dục… Các khu vực cách ly được điều khiển bởi hệ thống loa. Thời gian mọi người tập trung chủ yếu vào giờ nhận các phần ăn vào đầu giờ các buổi.

Với nhiều người, được trở về và cách ly tập trung dưới sự chăm sóc của các chiến sĩ là hạnh phúc

Đeo lớp khẩu trang kín mít, ông H. N. A (TP. Huế) đại diện cho phòng cách ly của mình xuống nhận các phần cơm trưa. Ông chia sẻ, không biết nếu bây giờ ở lại Đà Nẵng thì mọi chuyện sẽ như thế nào, nhưng quyết định trở về là quyết định đúng. Dù phải cách ly tập trung nhưng vẫn cảm thấy yên lòng, bởi được ở ngay trên quê hương, rất gần gia đình. Ông A. kể, ngay khi liên hệ với chính quyền địa phương, ông được hướng dẫn làm các thủ tục, và được xe quân đội đón ở khu vực dưới chân đèo Hải Vân rồi chở thẳng về khu cách ly.

“Còn mấy ngày nữa là tôi hết thời gian cách ly. Mọi thứ đến bây giờ rất ổn. Những người cách ly cùng đợt với tôi đều vui và sức khỏe tốt”, ông A. nói và không quên cảm ơn các chiến sĩ quân đội, nhân viên y tế và tổ chức xã hội đang phục vụ trong khu cách ly.

Từ những khu cách ly này, hàng ngày có những nhóm người hoàn thành thời gian 14 ngày cách ly để trở về bên người thân gia đình. Qua lớp khẩu trang, ánh mắt họ như thay cho những nụ cười với lời cảm ơn những người đã chăm lo từng bữa ăn, giấc ngủ. Cầm trên tay túi xách với rất nhiều vật dụng, bà N. T. V. (53 tuổi, Phong Điền) cùng với con nhận giấy chứng nhận hoàn thành cách ly, vội vã lên xe ra về. Trước khi ra về, chị nán lại nắm chặt tay những chiến sĩ quân đội. “Nếu không có các chiến sĩ đưa đón, chăm sóc có lẽ đường về quê sẽ dài lắm. Tôi sẽ mãi nhớ những giây phút này”, chị V. trải lòng.

Hơn 30.000 người trở về

Thống kê từ Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh, từ ngày 10/7 đến nay có 33.397 người trở về. Trong đó người Thừa Thiên Huế trở về 24.510 người. Đa số, những người này trở về từ các tỉnh, thành như Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đăk Lăk, Hà Nam, Đồng Nai, Thái Bình, Bắc Giang, Lạng Sơn, Khánh Hòa, Thanh Hóa, Hải Dương.

Bài, ảnh: Nhật Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khám, cấp phát thuốc miễn phí cho người dân khu vực biên giới

Ngày 4/5, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh phối hợp Bệnh viện Trung ương Huế; Bệnh viện Quân y 268 Quân khu 4, tổ chức chương trình kết hợp Quân dân y năm 2024, khám, tư vấn sức khỏe, cấp phát thuốc miễn phí cho Nhân dân khu vực biên giới xã Vinh Hiền (Phú Lộc).

Khám, cấp phát thuốc miễn phí cho người dân khu vực biên giới
Chia sẻ nỗi đau mất người thân của chiến sĩ

Ngày 30/4, đoàn công tác Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh do Thượng tá Phan Thắng, Chỉ huy trưởng dẫn đầu đã đến chia buồn, thắp hương viếng mẹ của Binh nhì Hà Văn Mạnh, chiến sĩ Trung đội 6, Đại đội 2, Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 6, Bộ CHQS tỉnh.

Chia sẻ nỗi đau mất người thân của chiến sĩ
Kiên cường chiến sĩ Trường Sa

Nơi đầu sóng, có biết bao chiến sĩ hải quân đang hi sinh hạnh phúc riêng tư, kiên cường cầm chắc tay súng, để quần đảo Trường Sa là điểm tựa vững chãi cho Tổ quốc.

Kiên cường chiến sĩ Trường Sa
“Xuyên lễ” phục vụ người dân

Lễ 30/4 và 1/5 năm nay được nghỉ 5 ngày, trong khi ai cũng đi chơi, nghỉ ngơi, thì các chiến sĩ công an huyện Phong Điền làm việc “xuyên lễ” để cấp, đổi, cấp lại căn cước công dân (CCCD) và tài khoản định danh điện tử (ĐDĐT)cho người dân.

“Xuyên lễ” phục vụ người dân

TIN MỚI

Return to top