ClockChủ Nhật, 31/05/2020 15:29

Hiến kế phát triển du lịch Huế trong giai đoạn mới

TTH.VN - Trong khuôn khổ Diễn đàn Du lịch Huế 2020 được tổ chức sáng 31/5, nhiều ý kiến tâm huyết đã đóng góp nhằm thúc đẩy phục hồi ngành du lịch Huế hậu đại dịch COVID-19. Hầu hết các ý kiến đều cho rằng, ngành du lịch sẽ sớm phục hồi và thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác.

Cùng “bắt tay” để hỗ trợ phục hồi du lịchBa địa phương phải là “đầu tàu” liên kết của cả nước“Kết nối lữ hành: Huế - Điểm đến an toàn và thân thiện”“Du lịch an toàn - Sẵn sàng đón khách”Thú vị phiên chợ vùng cao A LướiCần nhà đầu tư có tâm và tầm

* Ông Trần Đoàn Thế Duy, Phó Tổng Giám đốc Thường trực Công ty Du lịch Vietravel: “Huế nên nghiên cứu khai thác tiềm năng về biển và hệ thống đầm phá”.

Thừa Thiên Huế có nhiều điều kiện để phát triển du lịch, song khách đến Huế đã đến một lần thì rất ít khi quay lại vì đa phần cho rằng Huế không có gì mới để quay lại.

Đối với doanh nghiệp lữ hành, chúng tôi thật khó khi chỉ xây dựng một sản phẩm thuần đến Huế mà phải bắt buộc kết hợp Huế với Quảng Bình, Đà Nẵng, Hội An… để tăng tính hấp dẫn và đa dạng của dịch vụ. Điều này cho thấy sản phẩm Huế cần đa dạng hơn nữa, không thể chỉ có một màu xoay quanh việc tham quan di sản và di tích.

Theo tôi, Huế cần nghiên cứu khai thác tiềm năng về biển và hệ thống đầm phá. Tỉnh cần phải có kế hoạch quy hoạch tổng thể dự án đầu tư vào các bãi biển đẹp, như Lăng Cô, Cảnh Dương, Thuận An, đầm Lập An, phá Tam Giang và nên có kế hoạch cụ thể kêu gọi một chủ đầu tư lớn có tiềm lực quy hoạch tổng hợp và đồng bộ.

Để níu giữ khách du lịch, Huế cần kêu gọi đầu tư vào các loại hình du lịch giải trí và dịch vụ, các trung tâm mua sắm.

Loại hình du lịch tham quan di sản, di tích, tâm linh gần như đã đem lại lợi thế khác biệt cho Huế, làm nên một thương hiệu Huế rất riêng trong thời gian qua, nhưng dường như đã “quá cũ” trong mắt của khách du lịch, cảm hứng về một nét Huế xưa thông qua các giá trị vật chất đang dần bị quên lãng và mai một. Vậy tại sao không “làm mới” và “làm khác”, nâng cao chất lượng thông qua việc thường xuyên trùng tu, kêu gọi các doanh nghiệp dịch vụ chuyên nghiệp xây dựng được một sản phẩm đặc biệt, mang nét riêng khác biệt chỉ có tại Huế. Chẳng hạn, trải nghiệm “một ngày làm Vua” đưa du khách vào không gian tái hiện Huế xưa, trải nghiệm văn hóa cung đình và các hoạt động trong hoàng cung, hay “du lịch thiền tịnh”, đưa du khách vào không gian tâm linh, thanh tịnh, thiền kết hợp xu hướng du lịch chữa bệnh. Ngoài ra, Huế phải tạo thêm được những sản phẩm theo mùa cho khách nội địa nhằm đa dạng được sản phẩm quanh năm.

* Ông Đặng Mạnh Phước, Giám đốc Công ty tư vấn OutBox Consulting: “Dịch bệnh COVID-19 chỉ làm gián đoạn dự định đi du lịch của du khách”.

Hiện nay, du khách Việt Nam ngày càng có xu hướng đi du lịch nước ngoài nhiều hơn và phân khúc khách millennials (18 - 35 tuổi) đang tăng trưởng nhanh chóng. Khách du lịch Việt thường có thói quen lập kế hoạch du lịch ngắn hạn trước điểm khởi hành và có xu hướng đi du lịch cùng gia đình.

Theo tôi, dịch bệnh COVID- 19 không phá hủy mà chỉ làm gián đoạn dự định đi du lịch của khách Việt Nam. Do đó, mức độ an toàn là yếu tố mới nổi quyết định ý định đi du lịch của khách Việt bên cạnh chi phí và sở thích.

Các địa điểm du lịch cần có sự liên kết bởi đó là giải pháp tối ưu để đa dạng hóa sản phẩm

* Ông Vũ Thế Bình - Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam: “Cần tạo ra sản phẩm mới hoặc chi tiết mới trong sản phẩm cũ”.

Dù ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh COVID-19 nhưng du lịch là ngành có khả năng hồi phục nhanh nhất, thúc đẩy các ngành khác phát triển. Thừa Thiên Huế đã chứng tỏ thế mạnh về du lịch, luôn đi đầu trong việc phát triển, phục hồi ngành du lịch.

Tôi cho rằng, ngành du lịch Huế nói chung và cả nước nói riêng cần phải khẳng định sự an toàn của một điểm đến, không chỉ an toàn đối với dịch bệnh COVID-19 mà phải an toàn với tất cả các dịch vụ. Riêng Thừa Thiên Huế, cần thúc đẩy nhanh hơn, mạnh hơn trong việc thu hút khách du lịch để tạo ra hiệu ứng mạnh mẽ trong việc thu hút khách nội địa.

Trong bối cảnh hiện nay, phải khuyến khích nhiều hơn những đoàn khách đông vì mang lại những hiệu ứng to lớn. Nếu có đơn vị lữ hành đưa được những đoàn khách lớn 100 hay 1.000 người đến Huế thì lãnh đạo tỉnh nên tổ chức chào đón họ để du khách cảm nhận được tinh thần mến khách của địa phương.

Sẽ có nhiều hình thức để thu hút du khách như, giảm giá vé, miễn phí tham quan. Song, chi phí thấp nhưng dịch vụ phải hoàn hảo. Đồng thời, phải có những sản phẩm mới hoặc những chi tiết mới trong sản phẩm cũ. Với Huế, cần chú ý đặc biệt đến dịch vụ ẩm thực, sớm đưa Huế trở thành một trung tâm ẩm thực của cả nước.

Trong việc kích cầu du lịch Huế cũng cần nâng cao vai trò của hàng không trong việc đưa khách đến địa phương. Ngoài ra, thay đổi công tác quản lý, kinh doanh, con người làm du lịch trong tình thế mới.

* Ông Lý Đình Quân - Giám đốc & Nhà sáng lập Trung tâm Ươm tạo khởi nghiệp Sông Hàn: “Đẩy mạnh du lịch thông minh”.

Chúng ta đang hướng tới mục tiêu du lịch bền vững với 3 trụ cột đó là phát triển kinh tế, phát triển xã hội và môi trường.

Hiện nay, thực trạng các doanh nghiệp sử dụng internet rất phổ biến nhưng chưa ứng dụng giải pháp công nghệ 4.0 giải quyết khó khăn vào thực tiễn. Do vậy, cần cấu trúc lại ngành kinh tế du lịch Việt Nam. Chúng tôi đang xây dựng công nghệ thực thế ảo để có thể chuyển hóa các mô hình kinh doanh trên nền tảng online. Với giải pháp này, chi phí sẽ rất rẻ vì hầu hết giải quyết số lượng lớn. Khó khăn nếu có sẽ nằm ở chi phí tư duy nhận thức và công nghệ.

Chúng ta cần ứng dụng mạnh mẽ hơn công nghệ 4.0 vào việc số hóa điểm đến, kết nối với tập đoàn truyền thông để lan tỏa điểm đến. Các sở ngành phải xúc tiến du lịch thông qua trực tuyến, đẩy mạnh du lịch thông minh.

Lê Thọ - Đức Quang (thực hiện)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”

Các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị ở Quảng Điền đã cụ thể hóa mô hình “Dân vận khéo” bằng nhiều mô hình, các hoạt động sôi nổi, rộng khắp, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong Nhân dân. Qua đó, khơi dậy nội lực, huy động sức dân tạo nguồn lực để chung tay xây dựng huyện nông thôn mới (NTM) nâng cao.

Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”
Tích cực tháo gỡ 3 'điểm nghẽn' đối với phát triển giáo dục mầm non

Ngày 22/4, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 173/TB-VPCP truyền đạt ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Phiên họp của Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo về “Đổi mới, phát triển giáo dục mầm non đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Tích cực tháo gỡ 3 điểm nghẽn đối với phát triển giáo dục mầm non
Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn

Phát huy lợi thế đất rừng, thời gian qua, nhiều tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã tập trung chuyển đổi từ trồng rừng gỗ nhỏ sang gỗ lớn. Theo đánh giá bước đầu, các mô hình trồng rừng gỗ lớn không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội mà còn góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ hệ sinh thái, chống biến đổi khí hậu.

Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn
Khởi động mùa du lịch “Huế - Chào hè 2024”

Tối 19/4, tại phố đi bộ đường Hai Bà Trưng (TP. Huế), Sở Du lịch tổ chức sự kiện “Huế - Chào hè 2024”. Đây là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động của Festival Huế 2024, nhằm tạo không khí tươi vui, phấn khởi, chào đón một mùa du lịch hè hấp dẫn, đồng thời tạo hiệu ứng truyền thông thu hút khách du lịch đến tham quan tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Đến dự chương trình có ông Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh.

Khởi động mùa du lịch “Huế - Chào hè 2024”

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top