ClockChủ Nhật, 23/10/2022 17:51

“Vẫn còn nắng trên đồi” – trang văn của tình thương

TTH.VN - “Vẫn còn nắng trên đồi” là một cách để nói điều gì đó không thể được nói theo bất kỳ cách nào khác, và chúng buộc người đọc phải dành thời gian lướt mắt trên từng từ trong câu chuyện để hiểu được ý nghĩa của nó là gì.

Ra mắt Trung tâm Lưu trữ và Nghiên cứu thuộc Học viện Phật giáo Việt Nam tại HuếRa mắt bộ tranh Kiều bằng pháp lam HuếMột thời “Để nhớ, để thương”Ra mắt tập sách “Đưa em về nhận mặt quê hương” của nhà thơ Lê Viết Tường

Khung cảnh buổi giới thiệu tập truyện ngắn “Vẫn còn nắng trên đồi” của nhà văn Nguyễn Thị Duyên Sanh 

Nhà văn Lê Vũ Trường Giang đã nhận định như thế về tập truyện ngắn “Vẫn còn nắng trên đồi” của nhà văn Nguyễn Thị Duyên Sanh tại buổi giới thiệu tập truyện tại Tạp chí Sông Hương chiều 23/10.

Sự kiện do Hội Nhà văn tỉnh, Tạp chí Sông Hương và Hải Hạc Book Store tổ chức.

“Vẫn còn nắng trên đồi” (NXB Hội Nhà văn) bao gồm 12 truyện ngắn là 12 câu chuyện khắc họa về những mảnh đời, số phận, những ký ức mỏng manh, những sương khói tiêu diêu và tình người rực cháy và cả những thú tiêu khiển đầy phong lãm của con người xứ Huế.

Nhiều nhận định cũng đồng quan điểm với nhà văn Lê Vũ Trường Giang, rằng “Vẫn còn nắng trên đồi” chứa đầy các tính năng ngôn ngữ thâm trầm, hoang hoải và tràn trề âm thanh của ngọt ngào lẫn day dứt. Văn phong của người viết mộc mạc và bình dị, khai thác tối đa thứ ngôn ngữ gần gũi, đậm tình người.

Theo nhà văn Lê Vũ Trường Giang, bằng các thủ pháp nghệ thuật và ngôn ngữ, tác giả đã tập trung vào việc tạo ra một hiệu ứng, rồi nhân rộng, khuyếch đại qua các nhân vật, nội dung và tình huống truyện, đó chính là: “hiệu ứng yêu thương”. “Tác giả đã neo giấu tâm hồn mình trong cõi xưa, cảnh cũ, là chân quê, là đồng cảm với những phận người chìm nổi bể dâu, thương mênh mông và yêu xa vắng”, nhà văn trẻ nhận định về đồng nghiệp cũng là bậc tiền bối của mình.

Tin, ảnh: N. Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lòng biển

“Lòng biển rộng đến chừng nào?”. Khôi vẫn thường hỏi thế mỗi khi lang thang trên bãi biển. Tuy chẳng rõ, nhưng với anh biển mênh mông lắm.

Lòng biển
Mâm cơm nóng

1. “Ba tin mẹ sẽ làm tốt!” – Vũ, chồng My hay dùng câu nói ấy để khích lệ tinh thần My mỗi khi đứng trước quyết định lớn. Lần đó, My gần như đặt cược cả công ty cho một hợp đồng có tính mạo hiểm. Nghĩa là nếu thắng, công ty My sẽ bước thêm một bậc thang mới, mở ra rất nhiều cơ hội cho những dự án kế tiếp. Ngược lại, nếu thua, khả năng xấu nhất là công ty My phá sản.

Mâm cơm nóng
Bóng nắng

Bà Liếng sống một mình trong cái chòi dưới chân dốc Mù U. Nơi đó vắng ngắt, cánh đồng bỏ hoang, cỏ ngoi lên tới tận bờ, mấy con bò làng bên cũng chẳng buồn qua gặm những đám cỏ cằn khô. Bà Liếng là người đàn bà câm nên người làng quen gọi bà câm, quên mất cái tên Liếng từ bao giờ.

Bóng nắng
Lời nói dối yêu thương

Bà Tới đang cầm những tờ màu xanh lá trên tay đếm đi đếm lại đến hai lần rồi gói ghém cẩn thận vào bị áo, lấy ghim ghim lại. Số tiền này bà vừa mới đi vay của cô Minh tạp hóa gần nhà. Năm nay làm ăn khốn khó, mùa màng thất bát, vợ chồng bà lo lắng mấy tháng nay. Tiền đâu lo Tết, mua cho lũ nhỏ cháu ngoại bộ quần áo đẹp, rồi nạp học phí kỳ 2 cho thằng Bi…

Lời nói dối yêu thương
Bông giấy vẫn nở dưới mưa xuân

Ngày ba mất, mắt mẹ buồn như cơn mưa mùa đông. Mẹ nhìn An như cây nhìn mưa, rũ rượi bên hông cửa. An lặng lẽ xếp từng chùm hoa giấy bỏ vào bao nilon. Năm nay không có tết rồi vì nhà cậu không ai buồn gắn những bông giấy nhỏ xinh để đem lên phố bán cho kịp người ta đưa ông Táo. Khi còn sống, ba An nói: “Cố mà giữ lấy nghề của tổ tiên. Ta không giàu vì những bông giấy Thanh Tiên mà giàu vì hồn quê, vì vốn văn hóa của một thời cha ông để lại”.

Bông giấy vẫn nở dưới mưa xuân
Return to top